Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ
Lượt xem: 5158

Nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Cao Bằng đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) trẻ, xác định đây là một trong 6 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Cao Bằng đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) trẻ, xác định đây là một trong 6 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

50%20hoc%20vien%20va%20lanh%20dao

50 học viên là lãnh đạo các sở, ngành và các huyện tham dự lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý do UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tháng 6/2015.

Đến ngày 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh có 20.298 cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), trong đó có 67/407 người là CBLĐQL trẻ (cán bộ được bầu cử, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý có tuổi đời dưới 45 đối với nam, dưới 40 đối với nữ). Cụ thể: CBLĐQL trẻ ở các sở, ban, ngành và tương đương 26 người; các huyện, Thành phố và tương đương 41 người; 386 CBCCVC được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có đội ngũ CBLĐQL trẻ đang công tác tại các sở, ban, ngành, các huyện, Thành phố. Qua đó, chất lượng và trình độ của đội ngũ CBLĐQL ngày càng được nâng cao. Trong 407 CBLĐQL, có 36 người trình độ chuyên môn thạc sỹ, đại học 366 người, cao đẳng 4 người, trung cấp 1 người; trình độ lý luận cao cấp, cử nhân 380 người, trung cấp 14 người; có chứng chỉ Ngoại ngữ từ trình độ A trở lên 261 người; có kiến thức quản lý nhà nước theo chức danh, vị trí việc làm 321 người; có trình độ Tin học A trở lên 324 người.

Số lượng đội ngũ CBLĐQL trẻ được tăng lên, cơ bản được đào tạo về trình độ chuyên môn đại học và đào tạo, bồi dưỡng cao cấp, cử nhân lý luận chính trị, có năng lực, sức khỏe, nhiệt huyết với công việc; có tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị, có ý chí phấn đấu, tích cực nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo; có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương công tác, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh. Trong 67 CBLĐQL trẻ, 13 người có trình độ chuyên môn thạc sỹ, 52 người trình độ đại học, cao đẳng 2 người; 60 người có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân, trung cấp 5 người; 57 người có chứng chỉ Ngoại ngữ từ trình độ A trở lên; 58 người có kiến thức quản lý nhà nước theo chức danh, vị trí việc làm. Trong 386 CBCCVC được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo quản lý có trình độ chuyên môn tiến sỹ 1 người, thạc sỹ 45 người, đại học 330 người, cao đẳng 6 người, trung cấp 4 người; có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân 153 người, trung cấp 77 người; có chứng chỉ Ngoại ngữ từ trình độ A trở lên 152 người; có kiến thức quản lý nhà nước theo chức danh, vị trí việc làm 306 người.

Tuy nhiên, đội ngũ CBLĐQL trẻ của tỉnh còn bộc lộ những hạn chế như: một số CBLĐQL trẻ còn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết và xử lý công việc; một số chưa có khả năng dự báo để chủ động xây dựng chương trình kế hoạch công tác, chỉ đạo, tổ chức thực thi nhiệm vụ, hiệu quả công tác chưa cao; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với người nước ngoài còn hạn chế; số CBCCVC lãnh đạo, quản lý trẻ có trình độ chuyên sâu ở từng lĩnh vực và chuyên gia giỏi đầu ngành còn ít; CBLĐQL trong ngành khoa học và công nghệ còn ít và thuần túy, năng lực thực hành còn hạn chế, hiệu quả nghiên cứu gắn với ứng dụng chưa cao; cơ cấu cán bộ chưa cân đối, thiếu đồng bộ, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số còn thấp…

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBLĐQL trẻ của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh ủy xây dựng Chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBLĐQL trẻ, giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, thời gian tới, tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBLĐQL trẻ giai đoạn 2016 - 2020; chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBLĐQL. Các cấp, ngành xây dựng quy hoạch đội ngũ CBLĐQL trẻ theo giai đoạn và từng năm làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ được chủ động, phù hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển đội ngũ CBLĐQL trẻ. Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, tham mưu xây dựng tiêu chuẩn, chức danh CBLĐQL theo vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ. Đồng thời, xây dựng quy chế, kiên trì thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch; đào tạo đảm bảo tiêu chuẩn trước khi tiến hành bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, giới thiệu ứng cử cán bộ, tránh tình trạng bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo, hoàn thiện.

Hằng năm, chọn cử CBLĐQL trẻ, cán bộ nguồn quy hoạch đi đào tạo kiến thức chuyên môn sau đại học, liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước đào tạo CBCCVC theo hình thức tập trung hoặc không tập trung, đào tạo một số chuyên ngành theo nhu cầu và có địa chỉ. Liên kết với các trường đại học, học viện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Ngoại ngữ, Tin học, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng cho CBLĐQL trẻ của các sở, ban, ngành, huyện, Thành phố. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng Đề án đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ công chức, lãnh đạo, quản lý hằng năm và cả nhiệm kỳ. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động CBLĐQL trẻ ở cấp sở, ngành giữ các chức danh chủ chốt ở các huyện, Thành phố; cán bộ công chức cấp phòng của tỉnh giữ các vị trí, chức danh ở huyện, Thành phố và ngược lại; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, đồng thời tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCCVC tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

 Chương trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBLĐQL trẻ, giai đoạn 2016 - 2020” phấn đấu đến năm 2020, có 15% CBCCVC lãnh đạo, quản lý trẻ, cán bộ nguồn quy hoạch có trình độ chuyên môn sau đại học; chú trọng đào tạo cán bộ, công chức thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, văn hóa - du lịch, kinh tế đối ngoại. Trên 95% CBLĐQL trẻ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng lãnh đạo quản lý theo chức danh. Mỗi sở, ban, ngành, huyện, Thành phố có 1 đến 2 cán bộ, công chức sử dụng thông thạo được một trong năm thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức, Trung, Nga), đặc biệt là tiếng Trung Quốc. 100% CBLĐQL trẻ sử dụng thành thạo Tin học, công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. 100% CBLĐQL trẻ và công chức, viên chức trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trong đó trình độ cao cấp, cử nhân chiếm 60%...

Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1