Cao Bằng: Nỗ lực thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
01/08/2024
Lượt xem: 454
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang nỗ lực xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Công tác thực hiện các chính sách đảm bảo quyền của con người của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo, các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội trong vùng đồng bào DTTS luôn được triển khai kịp thời. Các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đúng đối tượng, đúng chính chế độ chính sách, các dự án hỗ trợ có tính khả thi cao, đảm bảo quyền thụ hưởng của người DTTS, hỗ trợ người dân từng bước vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, mặt bằng dân trí được nâng cao, ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển về mọi mặt.
Quan tâm, hỗ trợ trẻ tại các cơ sở giáo dục giúp thực hiện tốt chính sách dân tộc
Các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS trong lĩnh vực chính trị trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng thực hiện. Chăm lo thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ DTTS, bảo đảm tỉ lệ cán bộ DTTS trong cấp uỷ và các cơ quan dân cử các cấp theo quy định. Tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn ở mức cao. Qua các năm 2021-2023, Đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh là người DTTS đạt 90%; tỉ lệ Đại biểu HĐND cấp huyện là người DTTS giao động từ 93% đến gần 94%; Đại biểu HĐND cấp xã là người DTTS giao động từ 96,88% đến 97,93%. Công tác phát triển đảng viên là người DTTS được tăng cường, trên 95% là người DTTS. 100% xóm/tổ dân phố có tổ chức Đảng và có đảng viên là người DTTS.
Phát triển cơ sở hạ tầng, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS miền núi, tỉnh đầu tư xây dựng 179 công trình, duy tu bảo dưỡng 113 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi bao gồm công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản. Thực hiện trên 300 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 8 dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với trên 10.000 hộ tham gia. Giải quyết cho trên 22.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; mỗi năm bình quân cấp trên 360.000 thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ tiền điện cho trên 30.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; hỗ trợ nhà ở cho 3.115 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo 12,55%, bình quân mỗi năm giảm 4,18% KH.
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, hỗ trợ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng. Trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng cho trên 25.278 đối tượng, tăng so với giữa kỳ giai đoạn 2021-2023 trên 11.278 đối tượng; trợ cấp xã hội đột xuất cho 501 người; hỗ trợ mai táng phí cho 1.375 đối tượng; cứu đói dịp Tết, dịp giáp hạt cho 76.460 hộ với 315.593 khẩu, số gạo 4.733,9 tấn; hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của Luật người khuyết tật, người cao tuổi.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các các sở, ngành, địa phương rà soát, thống kê đối tượng phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số năm 2022 theo 9 nhóm đối tượng, ban hành các văn bản hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện thực hiện rà soát, lập danh sách đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ trong việc chăm sóc sức khỏe khi sinh, mô hình gia đình ít con đúng chính sách dân số và tổ chức chi trả kinh phí cho các đối tượng đúng quy định. Sau 03 năm thực hiện, các đối tượng khi sinh con đúng chính sách đã được hỗ trợ 2 triệu đồng/người, tổng số tiền đã hỗ trợ cho 5.377 đối tượng là 10.754 triệu đồng. Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ dưới 49 tuổi đến cơ sở y tế sinh con đạt 86,3%. Đã tổ chức tập huấn cho 145 học viên là viên chức Trung tâm Y tế các huyện, cán bộ dân số xã, lồng ghép phổ biến, tuyên truyền thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP trong hoạt động của công tác dân số và các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTD và miền núi tại tuyến huyện, tuyến xã đảm bảo hiệu quả.

Cán bộ y tế xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn chăm sóc trẻ cho bà con
Triển khai Đồ án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm thực hiện, đến nay có 173/527 trường đạt chuẩn, chiếm 32,8%. Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, tỉnh đã trợ cấp 6.341,955 kg gạo cho 47.207 học sinh; hỗ trợ tiền ăn cho 12.879 học sinh, với tổng số tiền 69.068,060 triệu đồng; hỗ trợ tiền nhà cho 11.973 học sinh với số kinh phí là 16.054,785 triệu đồng; đối với học sinh Dân tộc nội trú, giai đoạn 2021-2023 đã hỗ trợ cho 6.732 học sinh với số kinh phí 103.563,640 triệu đồng; hỗ trợ trẻ 3 - 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non là 23.881 em, với tổng số tiền 25.750,752 triệu đồng; hỗ trợ chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật là 164 em, với số tiền 1.487 triệu đồng; hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người là 39 em, với số kinh phí hỗ trợ là 730 triệu đồng.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên đầu tư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững. Tỉnh đã tổ chức được 146 Hội nghị truyền thông, tuyên truyền chính sách, thông tin thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề tại các huyện trên địa bàn tỉnh với 29.806 người tham dự. Trong giai đoạn 2021 - 2023 đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 11.760 người, trong đó có 11.636 là người dân tộc thiểu số.
Các hoạt động văn hoá, thể thao được đẩy mạnh tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu văn hóa hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa. Từ năm 2021 đến nay, có 04 di sản được đưa vào danh mục di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Gồm: Di sản Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọỉ của Người Tày xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm; Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của Người Dao Đỏ xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình; Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tinh Cao Bằng. Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe - máy quân đội xã Bạch Đằng, huyện Hòa An; Di tích Hang Ngườm Chiêng và di tích Mắt thần núi, huyện Trùng Khánh được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Hoạt động thông tin, truyền thông tỉnh Cao Bằng đã có những bước phát triển thể hiện tính bền vững, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương. Đến nay, tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình đạt 93,8%; Tỷ lệ đồng bào DTTS được nghe đài phát thanh đạt 94,6%.
Thực hiện chính sách đảm bảo quyền cho người DTTS và vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người DTTS thuộc diện được trợ giúp pháp lý (TGPL), góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Các nội dung hoạt động đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện được TGPL là người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% người thuộc diện được TGPL đều được TGPL kịp thời, chất lượng khi có nhu cầu. Từ năm 2021 - 2023, đã thụ lý, thực hiện 2.105 vụ việc TGPL cho 2.105 đối tượng thuộc diện TGPL trên toàn tỉnh; trong đó, có 1.759 đối tượng thuộc diện người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn. Các vụ việc TGPL được thực hiện kịp thời, đạt chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL là người DTTS.
Tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững, ổn định. Đồng bào các dân tộc chung sống đoàn kết, hòa thuận, tương trợ, bình đẳng và cùng phát triển; tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động: “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kêt xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, qua đó góp phần củng cố, xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ, hình thành “điểm nóng” về ANTT.
Trong tình hình mới, để triển khai thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số hiệu quả, đi vào chiều sâu, tỉnh ta tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nhằm tăng cường sự tham gia đủ mạnh vào bộ máy nhà nước ở chính quyền địa phương các cấp. Chú trọng, làm tốt công tác quy hoạch dự nguồn cán bộ DTTS để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý, hình thành đội ngũ cán bộ DTTS đông về số lượng, giỏi về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc, chính sách đối với người tiêu biểu của các DTTS. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu qủa công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp với đồng bào các DTTS. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Phát triển giáo dục ở tất cả các cấp học, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng trí thức DTTD. Tăng cường hiệu quả các chính sách dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng lao động cho người DTTD, nhất là đối tượng thanh niên. Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các DTTS, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Kim Thoa
01/08/2024
Cao Bằng: Nỗ lực thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang nỗ lực xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Công tác thực hiện các chính sách đảm bảo quyền của con người của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo, các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội trong vùng đồng bào DTTS luôn được triển khai kịp thời. Các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đúng đối tượng, đúng chính chế độ chính sách, các dự án hỗ trợ có tính khả thi cao, đảm bảo quyền thụ hưởng của người DTTS, hỗ trợ người dân từng bước vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, mặt bằng dân trí được nâng cao, ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển về mọi mặt.
Quan tâm, hỗ trợ trẻ tại các cơ sở giáo dục giúp thực hiện tốt chính sách dân tộc
Các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS trong lĩnh vực chính trị trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng thực hiện. Chăm lo thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ DTTS, bảo đảm tỉ lệ cán bộ DTTS trong cấp uỷ và các cơ quan dân cử các cấp theo quy định. Tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn ở mức cao. Qua các năm 2021-2023, Đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh là người DTTS đạt 90%; tỉ lệ Đại biểu HĐND cấp huyện là người DTTS giao động từ 93% đến gần 94%; Đại biểu HĐND cấp xã là người DTTS giao động từ 96,88% đến 97,93%. Công tác phát triển đảng viên là người DTTS được tăng cường, trên 95% là người DTTS. 100% xóm/tổ dân phố có tổ chức Đảng và có đảng viên là người DTTS.
Phát triển cơ sở hạ tầng, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS miền núi, tỉnh đầu tư xây dựng 179 công trình, duy tu bảo dưỡng 113 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi bao gồm công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản. Thực hiện trên 300 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 8 dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với trên 10.000 hộ tham gia. Giải quyết cho trên 22.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; mỗi năm bình quân cấp trên 360.000 thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ tiền điện cho trên 30.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; hỗ trợ nhà ở cho 3.115 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo 12,55%, bình quân mỗi năm giảm 4,18% KH.
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, hỗ trợ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng. Trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng cho trên 25.278 đối tượng, tăng so với giữa kỳ giai đoạn 2021-2023 trên 11.278 đối tượng; trợ cấp xã hội đột xuất cho 501 người; hỗ trợ mai táng phí cho 1.375 đối tượng; cứu đói dịp Tết, dịp giáp hạt cho 76.460 hộ với 315.593 khẩu, số gạo 4.733,9 tấn; hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của Luật người khuyết tật, người cao tuổi.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các các sở, ngành, địa phương rà soát, thống kê đối tượng phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số năm 2022 theo 9 nhóm đối tượng, ban hành các văn bản hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện thực hiện rà soát, lập danh sách đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ trong việc chăm sóc sức khỏe khi sinh, mô hình gia đình ít con đúng chính sách dân số và tổ chức chi trả kinh phí cho các đối tượng đúng quy định. Sau 03 năm thực hiện, các đối tượng khi sinh con đúng chính sách đã được hỗ trợ 2 triệu đồng/người, tổng số tiền đã hỗ trợ cho 5.377 đối tượng là 10.754 triệu đồng. Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ dưới 49 tuổi đến cơ sở y tế sinh con đạt 86,3%. Đã tổ chức tập huấn cho 145 học viên là viên chức Trung tâm Y tế các huyện, cán bộ dân số xã, lồng ghép phổ biến, tuyên truyền thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP trong hoạt động của công tác dân số và các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTD và miền núi tại tuyến huyện, tuyến xã đảm bảo hiệu quả.

Cán bộ y tế xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn chăm sóc trẻ cho bà con
Triển khai Đồ án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm thực hiện, đến nay có 173/527 trường đạt chuẩn, chiếm 32,8%. Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, tỉnh đã trợ cấp 6.341,955 kg gạo cho 47.207 học sinh; hỗ trợ tiền ăn cho 12.879 học sinh, với tổng số tiền 69.068,060 triệu đồng; hỗ trợ tiền nhà cho 11.973 học sinh với số kinh phí là 16.054,785 triệu đồng; đối với học sinh Dân tộc nội trú, giai đoạn 2021-2023 đã hỗ trợ cho 6.732 học sinh với số kinh phí 103.563,640 triệu đồng; hỗ trợ trẻ 3 - 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non là 23.881 em, với tổng số tiền 25.750,752 triệu đồng; hỗ trợ chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật là 164 em, với số tiền 1.487 triệu đồng; hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người là 39 em, với số kinh phí hỗ trợ là 730 triệu đồng.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên đầu tư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững. Tỉnh đã tổ chức được 146 Hội nghị truyền thông, tuyên truyền chính sách, thông tin thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề tại các huyện trên địa bàn tỉnh với 29.806 người tham dự. Trong giai đoạn 2021 - 2023 đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 11.760 người, trong đó có 11.636 là người dân tộc thiểu số.
Các hoạt động văn hoá, thể thao được đẩy mạnh tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu văn hóa hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa. Từ năm 2021 đến nay, có 04 di sản được đưa vào danh mục di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Gồm: Di sản Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọỉ của Người Tày xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm; Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của Người Dao Đỏ xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình; Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tinh Cao Bằng. Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe - máy quân đội xã Bạch Đằng, huyện Hòa An; Di tích Hang Ngườm Chiêng và di tích Mắt thần núi, huyện Trùng Khánh được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Hoạt động thông tin, truyền thông tỉnh Cao Bằng đã có những bước phát triển thể hiện tính bền vững, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương. Đến nay, tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình đạt 93,8%; Tỷ lệ đồng bào DTTS được nghe đài phát thanh đạt 94,6%.
Thực hiện chính sách đảm bảo quyền cho người DTTS và vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người DTTS thuộc diện được trợ giúp pháp lý (TGPL), góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Các nội dung hoạt động đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện được TGPL là người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% người thuộc diện được TGPL đều được TGPL kịp thời, chất lượng khi có nhu cầu. Từ năm 2021 - 2023, đã thụ lý, thực hiện 2.105 vụ việc TGPL cho 2.105 đối tượng thuộc diện TGPL trên toàn tỉnh; trong đó, có 1.759 đối tượng thuộc diện người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn. Các vụ việc TGPL được thực hiện kịp thời, đạt chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL là người DTTS.
Tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững, ổn định. Đồng bào các dân tộc chung sống đoàn kết, hòa thuận, tương trợ, bình đẳng và cùng phát triển; tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động: “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kêt xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, qua đó góp phần củng cố, xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ, hình thành “điểm nóng” về ANTT.
Trong tình hình mới, để triển khai thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số hiệu quả, đi vào chiều sâu, tỉnh ta tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nhằm tăng cường sự tham gia đủ mạnh vào bộ máy nhà nước ở chính quyền địa phương các cấp. Chú trọng, làm tốt công tác quy hoạch dự nguồn cán bộ DTTS để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý, hình thành đội ngũ cán bộ DTTS đông về số lượng, giỏi về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc, chính sách đối với người tiêu biểu của các DTTS. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu qủa công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp với đồng bào các DTTS. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Phát triển giáo dục ở tất cả các cấp học, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng trí thức DTTD. Tăng cường hiệu quả các chính sách dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng lao động cho người DTTD, nhất là đối tượng thanh niên. Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các DTTS, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Kim Thoa
|