Hiệu quả toàn diện từ chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
Lượt xem: 442

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) Cao Bằng đã tạo bước đột phá hỗ trợ những đối tượng yếu thế vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, để không ai bị bỏ lại phía sau. Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) tại tỉnh Cao Bằng đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, khẳng định tính nhân văn sâu sắc trong một chính sách của Đảng.

Nâng cao vai trò trách nhiệm đối với tín dụng CSXH

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH (Kết luận 06-KH/TW). Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đến toàn thể đảng viên, cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

anh tin bai

Đồng chí Trịnh Sỹ Tài, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tình hình thực tế hoạt động tín dụng tại hộ gia đình vay vốn tổ 20, phường Sông Hiến (Thành phố)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện trên 19 chương trình tín dụng chính sách. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2015 đến 30/4/2024 đạt 8.692,1 tỷ đồng, với 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 5.961 tỷ đồng, bằng 68,5% doanh số cho vay. Đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.372,7 tỷ đồng, tăng 2.728,7 tỷ đồng so năm 2014, với 61.131 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 71,5 triệu đồng, tăng 46,3 triệu đồng so năm 2014; người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp. Trong đó dư nợ tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 3.932,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,9%/tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng chính sách phục vụ đời sống, sinh hoạt đạt 440 tỷ đồng, chiếm 10,1%/tổng dư nợ.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng CSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cùng phối hợp với ngân hàng CSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; nâng cao chất lượng công tác ủy thác và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, quá hạn. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm 2014. Toàn tỉnh, có 104/161 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 64,6%), có 565/635 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 88,97%); có 2.047/2.130 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96,1%). Chính quyền các cấp có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hằng năm, các cấp các ngành đã phối hợp xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH; các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh thực hiện tốt các nội dung công việc nhận ủy thác. Đến ngày 30/4/2024 tổng dư nợ ủy thác đạt 4.356,9 tỷ đồng/2.130 Tổ TK&VV/60.896 khách hàng đang còn dư nợ, tăng 2.717,2 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ lệ 99,6%/tổng dư nợ tín dụng chính sách. Cụ thể: Hội Nông dân dư nợ 1.306,9 tỷ đồng/627 Tổ TK&VV/18.597 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 727 tỷ đồng so với năm 2014. Hội Phụ nữ dư nợ 1.354 tỷ đồng/625 Tổ TK&VV/18.347 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 765,8 tỷ đồng so với năm 2014. Hội Cựu chiến binh dư nợ 808,6 tỷ đồng/420 Tổ TK&VV/11.352 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 580,4 tỷ đồng so với năm 2014. Đoàn Thanh niên dư nợ 887,4 tỷ đồng/458 Tổ TK&VV/12.600 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 644 tỷ đồng so với năm 2014.  Công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV được các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm. Đến ngày 30/4/2024, toàn tỉnh có 2.130 Tổ TK&VV, giảm 345 Tổ so với cuối năm 2014.

Triển khai hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, địa phương chuyển sang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, thuộc đối tượng, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 161/161 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, bản, khu phố, giúp cho 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, góp phần giúp cho 43.924 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho 36.980 lao động; hỗ trợ 287 người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng 48.362 công trình vệ sinh và nước sạch; hỗ trợ 923 học sinh, sinh viên được tiếp bước vào các trường đại học, cao đẳng...; hỗ trợ 590 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến cho HSSV; hỗ trợ xây dựng 4.776 căn nhà cho hộ nghèo và xây dựng 332 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP. Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn, ổn định chính trị tại địa phương.

anh tin bai

Cán bộ ngân hàng CSXH huyện Bảo Lâm hướng dẫn quy trình thủ tục vay vốn cho bà con xã Vĩnh Quang (Bảo Lâm)

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội, để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn đạt 4.383,2 tỷ đồng, tăng 2.737,4 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,6%. Trong đó: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 611,8 tỷ đồng, tăng 605,7 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm 13,96% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 993%; nguồn vớn cân đối từ Trung ương đạt 3.355,4 tỷ động, tăng 1.757,3 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 76,55% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,7%; nguồn vốn huy động từ thị trường đạt 416 tỷ đồng, tăng 374,4 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 9,49% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 90%.

Trong quá trình thực hiện, ngân hàng CSXH triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động quản lý và sử dụng có hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng CSXH, hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, xung đột diễn ra dưới những hình thức mới và gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... diễn biến nghiêm trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại, tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng. Trước thực trạng đó, phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn vì vậy các chính sách đảm bảo an sinh xã hội sẽ là một trong chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều nước trên thế giới và tín dụng chính sách sẽ có vai trò ngày càng lớn đối với đời sống xã hội trong tình hình mới.

Tại tỉnh Cao Bằng, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, đồng thời cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình kế hoạch, hoạt động thường xuyên của đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng CSXH với các nguồn vốn huy động khác gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm đảm bảo an sinh xã hội, gắn với thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng CSXH đến tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với công tác này. Đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động vì người nghèo nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng CSXH thông qua ngân hàng CSXH.

Tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng CSXH trên địa bàn. Hằng năm, HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 25% - 30% tăng trưởng dư nợ tín dụng CSXH trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm từ 20% - 25%/tổng nguồn vốn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng CSXH tại các địa phương. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với ngân hàng CSXH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; lồng ghép các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu; tập trung nâng cao chất lượng hoạt động nhận ủy thác cho vay, hoạt động của Tổ TK&VV.

Ngân hàng CSXH tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng CSXH, đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp.

Dương Liễu

Hiệu quả toàn diện từ chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) Cao Bằng đã tạo bước đột phá hỗ trợ những đối tượng yếu thế vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, để không ai bị bỏ lại phía sau. Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) tại tỉnh Cao Bằng đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, khẳng định tính nhân văn sâu sắc trong một chính sách của Đảng.

Nâng cao vai trò trách nhiệm đối với tín dụng CSXH

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH (Kết luận 06-KH/TW). Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đến toàn thể đảng viên, cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

anh tin bai

Đồng chí Trịnh Sỹ Tài, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tình hình thực tế hoạt động tín dụng tại hộ gia đình vay vốn tổ 20, phường Sông Hiến (Thành phố)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện trên 19 chương trình tín dụng chính sách. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2015 đến 30/4/2024 đạt 8.692,1 tỷ đồng, với 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 5.961 tỷ đồng, bằng 68,5% doanh số cho vay. Đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.372,7 tỷ đồng, tăng 2.728,7 tỷ đồng so năm 2014, với 61.131 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 71,5 triệu đồng, tăng 46,3 triệu đồng so năm 2014; người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp. Trong đó dư nợ tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 3.932,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,9%/tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng chính sách phục vụ đời sống, sinh hoạt đạt 440 tỷ đồng, chiếm 10,1%/tổng dư nợ.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng CSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cùng phối hợp với ngân hàng CSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; nâng cao chất lượng công tác ủy thác và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, quá hạn. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm 2014. Toàn tỉnh, có 104/161 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 64,6%), có 565/635 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 88,97%); có 2.047/2.130 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96,1%). Chính quyền các cấp có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hằng năm, các cấp các ngành đã phối hợp xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH; các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh thực hiện tốt các nội dung công việc nhận ủy thác. Đến ngày 30/4/2024 tổng dư nợ ủy thác đạt 4.356,9 tỷ đồng/2.130 Tổ TK&VV/60.896 khách hàng đang còn dư nợ, tăng 2.717,2 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ lệ 99,6%/tổng dư nợ tín dụng chính sách. Cụ thể: Hội Nông dân dư nợ 1.306,9 tỷ đồng/627 Tổ TK&VV/18.597 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 727 tỷ đồng so với năm 2014. Hội Phụ nữ dư nợ 1.354 tỷ đồng/625 Tổ TK&VV/18.347 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 765,8 tỷ đồng so với năm 2014. Hội Cựu chiến binh dư nợ 808,6 tỷ đồng/420 Tổ TK&VV/11.352 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 580,4 tỷ đồng so với năm 2014. Đoàn Thanh niên dư nợ 887,4 tỷ đồng/458 Tổ TK&VV/12.600 khách hàng đang còn dư nợ; tăng 644 tỷ đồng so với năm 2014.  Công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV được các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm. Đến ngày 30/4/2024, toàn tỉnh có 2.130 Tổ TK&VV, giảm 345 Tổ so với cuối năm 2014.

Triển khai hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, địa phương chuyển sang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, thuộc đối tượng, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 161/161 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, bản, khu phố, giúp cho 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, góp phần giúp cho 43.924 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho 36.980 lao động; hỗ trợ 287 người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng 48.362 công trình vệ sinh và nước sạch; hỗ trợ 923 học sinh, sinh viên được tiếp bước vào các trường đại học, cao đẳng...; hỗ trợ 590 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến cho HSSV; hỗ trợ xây dựng 4.776 căn nhà cho hộ nghèo và xây dựng 332 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP. Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn, ổn định chính trị tại địa phương.

anh tin bai

Cán bộ ngân hàng CSXH huyện Bảo Lâm hướng dẫn quy trình thủ tục vay vốn cho bà con xã Vĩnh Quang (Bảo Lâm)

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội, để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn đạt 4.383,2 tỷ đồng, tăng 2.737,4 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,6%. Trong đó: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 611,8 tỷ đồng, tăng 605,7 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm 13,96% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 993%; nguồn vớn cân đối từ Trung ương đạt 3.355,4 tỷ động, tăng 1.757,3 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 76,55% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,7%; nguồn vốn huy động từ thị trường đạt 416 tỷ đồng, tăng 374,4 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 9,49% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 90%.

Trong quá trình thực hiện, ngân hàng CSXH triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động quản lý và sử dụng có hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng CSXH, hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, xung đột diễn ra dưới những hình thức mới và gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... diễn biến nghiêm trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại, tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng. Trước thực trạng đó, phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn vì vậy các chính sách đảm bảo an sinh xã hội sẽ là một trong chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều nước trên thế giới và tín dụng chính sách sẽ có vai trò ngày càng lớn đối với đời sống xã hội trong tình hình mới.

Tại tỉnh Cao Bằng, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, đồng thời cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình kế hoạch, hoạt động thường xuyên của đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng CSXH với các nguồn vốn huy động khác gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm đảm bảo an sinh xã hội, gắn với thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng CSXH đến tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với công tác này. Đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động vì người nghèo nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng CSXH thông qua ngân hàng CSXH.

Tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng CSXH trên địa bàn. Hằng năm, HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 25% - 30% tăng trưởng dư nợ tín dụng CSXH trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm từ 20% - 25%/tổng nguồn vốn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng CSXH tại các địa phương. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với ngân hàng CSXH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; lồng ghép các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu; tập trung nâng cao chất lượng hoạt động nhận ủy thác cho vay, hoạt động của Tổ TK&VV.

Ngân hàng CSXH tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng CSXH, đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng CSXH cung cấp.

Dương Liễu





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1