Hiệu quả Chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp
Lượt xem: 30

Trong 4 năm thực hiện Chương trình số 07-Ctr/TU, ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy về phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư thực hiện tốt việc hỗ trợ và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá. Một số địa phương đã xây dựng thành công và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT - XH địa phương.

Trong 4 năm thực hiện Chương trình số 07-Ctr/TU, ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy về phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư thực hiện tốt việc hỗ trợ và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá. Một số địa phương đã xây dựng thành công và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT - XH địa phương.

DSC_0661%20copy

Nông dân xã Đình Phùng (Bảo Lạc) bán trúc sào.

Tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các dự án phát triển: thuốc lá, mía đường, trúc sào, đàn bò giai đoạn 2011 - 2015. Hằng năm, Ban Chỉ đạo các cấp phân công từng thành viên phụ trách từng lĩnh vực, địa bàn; định hướng và hướng dẫn cơ sở và nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần trong cuộc sống dân cư nông thôn.

 Trong thực hiện Dự án Phát triển thuốc lá, tỉnh có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư hỗ trợ, ứng trước: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh phí làm lò sấy...; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã đầu tư 45 tỷ 411 triệu đồng phát triển cây thuốc lá. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp đầu tư trồng hơn 2.614 ha thuốc lá; nhân dân được vay vốn trả chậm 2 tỷ 482 triệu đồng xây dựng 722 lò sấy thuốc lá, ứng trước 1.028 tấn phân bón, tổng giá trị hơn 10 tỷ 967 triệu đồng. Do vậy, tổng diện tích trồng thuốc lá tăng dần qua các năm. Năm 2014, toàn tỉnh trồng 3.738 ha thuốc lá, tăng 636 ha so với năm 2011; năng suất bình quân đạt 21,15 tạ/ha, tăng 2,55 tạ/ha so với năm 2011; sản lượng ước đạt 7.907 tấn, tăng 2.055 tấn so với năm 2011. Thu nhập bình quân tăng từ 60,9 triệu đồng/ha năm 2010, lên 95,4 triệu đồng/ha năm 2014.

Các cấp, ngành đã huy động nguồn vốn, thiết bị cho nhân dân vùng mía nguyên liệu. Diện tích trồng mía vùng mía nguyên liệu đạt và vượt mục tiêu dự án. Công tác chuyển đổi, đưa các giống có năng suất và sản lượng cao vào sản xuất, hầu hết diện tích mía nguyên liệu được trồng bằng giống mới. Đến năm 2014, Dự án Mía đường được đầu tư  hơn 10 tỷ 983 triệu đồng. Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư 320 triệu đồng triển khai thực hiện Đề tài Nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng máy kéo hai bánh kiểu bông sen vào việc thu hoạch và bóc lá mía; đầu tư 6 tỷ 673 triệu đồng cho Dự án Đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị nâng cao công suất Nhà máy Đường Phục Hòa. Năm 2011, Dự án Mía đường trồng hơn 3.291 ha, năng suất 574,40 tấn/ha sản lượng 189.076 tấn, đến năm 2014, trồng 3.905,7 ha, năng suất 586,18 tấn/ha, sản lượng 228.948,4 tấn.

Từ nguồn vốn lồng ghép các Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững..., với tổng kinh phí hơn 3 tỷ 49 triệu đồng, diện tích Dự án Trúc sào tăng khá. Từ năm 2012 đến vụ xuân năm 2014, các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, trồng mới 516,4 ha, đạt 103,2% so với mục tiêu Dự án. Đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng; Công ty TNHH Một thành viên 688 chế biến các sản phẩm trúc. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cây trúc được mở rộng trong nước và xuất khẩu, sản phẩm chế biến được tiêu thụ ổn định, đảm bảo tiêu thụ nguồn nguyên liệu do người trồng trúc sản xuất. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai thực hiện Chương trình xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm trúc sào Cao Bằng, với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng; Sở Công thương hỗ trợ một số thiết bị công nghệ cho cơ sở chế biến trúc tại Bản Ngà, xã Đình Phùng (Bảo Lạc). Triển khai Dự án Phát triển đàn bò, đến năm 2014 đã được đầu tư hơn 42 tỷ 450 triệu đồng. Dự án đã triển khai trồng 1.070,5 ha cỏ; mua 122 máy băm thái rơm cỏ thực hiện mô hình chế biến thức ăn gia súc; có 3.653 con bê sinh ra do bò đực Dự án phối; 861 hộ nghèo được cấp bò cái sinh sản, xây dựng 143 mô hình ủ rơm Urea. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ 14.454,4 kg túi nilon, in 1.500 tờ rơi, tờ gấp hướng dẫn ủ chua thức ăn phát cho dân, tập huấn kỹ thuật 19 lớp tại huyện, 153 lớp tại xóm. Đến tháng 4/2014, tổng đàn bò toàn tỉnh có 121.446 con.

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện Chương trình sản xuất hàng hóa của tỉnh, một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã chưa thực sự quan tâm và tập trung chỉ đạo đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất hàng hóa. Một số nhà đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc các nội dung đã hợp đồng với nông dân; nông dân thực hiện quy trình sản xuất chưa nghiêm ngặt, chưa bán sản phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng...

Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu theo từng dự án. Chỉ đạo cung ứng đầy đủ, kịp thời về các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp. Định hướng và hướng dẫn cơ sở và nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Các ngành phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, không ngừng tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.

Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1