Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
Lượt xem: 146

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, trong 5 năm qua, tỉnh đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhận thức các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 39-NQ/TW về việc quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để khắc phục các tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, thúc đầy phát triển theo các mục tiêu Đại hội Đảng để ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước. Tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, nâng cao tính bền vững của nguồn thu ngân sách; cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng chỉ đầu tư, giảm dần tỷ trọng chỉ thường xuyên; cơ cấu lại các lĩnh vực chỉ thường xuyên phù hợp với tình hình mới, gắn với việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy nhanh tiến độ triển khai tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công, giảm mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, tăng nguồn đảm bảo chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hoá, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Đẩy mạnh kinh tế hoá nguồn vật lực, trong đó tập trung vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ cho phát triển. Kiểm kê, đánh giá đầy đủ, thực chất các nguồn lực của tỉnh để xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn trong từng thời kỳ. Tất cả các nguồn lực của địa phương được kiểm kê đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ, đúng đắn trong nền kinh tế; được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả và phát triển bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và hủy hoại môi trường.

anh tin bai

Lãnh đạo tỉnh tham quan khu trưng bày sản phẩm Khoa học và Công nghệ

Trong giai đoạn 2019-2023 đã có nhiều chương trình, dự án được triển khai thực hiện như: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 2016-2020; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, huyện, thành phố (DDCI) đối với những đơn vị có chỉ số năng lực cạnh tranh đạt thấp; Chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã giai đoạn 2016-2020. Tổ chức thực hiện các chương trình, Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025; chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; triển thực hiện, chức thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 09/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 (Chương trình số 08-CTr/TU ngày 16/7/2021);  chương trình xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược (Chương trình số 09-CTr/TU ngày 11/11/2021); chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 26/8/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức thực hiện nội dung đột phá về phát triển Du lịch - Dịch vụ bền vững, giai đoạn 2022-2025; nội dung đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu của thị trường. Nâng cao tỉ lệ che phủ rừng và chất lượng rừng của từng địa phương, ngăn chặn tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh, huyện. Thống nhất thiết lập và quản lý có hiệu quả hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh; đa dạng hóa nguồn lực phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai các giải pháp lưu trữ và sử dụng tiết kiệm các nguồn nước của địa phương. Phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với 2.608 cơ sở nhà, đất. Điều chỉnh danh mục, thông tin và phương án sắp xếp đối với 928 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, đơn vị; bổ sung 96 cơ sở nhà, đất chưa thực hiện sắp xếp vào phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; điều chỉnh giảm 16 cơ sở nhà, đất do các đơn vị kê khai trùng.  Tích hợp các phương án phát triển công nghiệp vào Quy hoạch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó phát triển công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh, trọng tâm là công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp điện tử dân dụng, công nghiệp hóa chất, hóa dược và dược, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

anh tin bai

Tỉnh Cao Bằng đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm và tìm các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân

Nghiên cứu, phát triển một số lĩnh vực có tiềm năng như: Các sản phẩm tinh dầu, chế biến dược liệu, dược phẩm, nông, lâm sản, chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp điện tử viễn thông, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hoàn thành xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 02/3/2022 và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 Quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040. Ban hành bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư trong địa bàn khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp tỉnh tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời tỉnh lựa chọn được các nhà đầu tư đáp ứng được năng lực và phù hợp với chính sách phát triển của tỉnh, huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế cửa khẩu. Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của Nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của nền kinh tế, thời gian tới tỉnh phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; cơ bản hoàn thành cơ sở phải di dời theo quy hoạch đã được phê duyệt; phấn đấu đạt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao. Đến năm 2035 thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5%. Đến năm 2045 giữ ổn định thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5-7% tổng thu ngân sách nhà nước.

Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động sang sử dụng tổng hợp, có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu lại các sản phẩm chủ yếu theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Tập trung các nguồn lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và có thị trường tiêu thụ. Đổi mới cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng bảo đảm cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tôn trọng tính phổ biến hơn là nhấn mạnh tính đặc thù; định vị vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tập trung vào định hướng, dẫn dắt và thực hiện những dịch vụ công, đầu tư các dự án trọng điểm mà các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực hoặc không có nhu cầu đầu tư. Nâng cao năng lực kiến tạo, quản trị và năng lực tự chủ, đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trên cơ sở tăng cường năng lực phân tích, đánh giá, dự báo trên các lĩnh vực.

Chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - để phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ thông tin về các nguồn lực trong nền kinh tế để sử dụng tối ưu và hiệu quả, phân phối, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dư thừa, làm gia tăng giá trị các nguồn lực của nền kinh tế. Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt vào ngày 24/11/2023. Quy hoạch tỉnh Cao Bằng được phê duyệt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Cao Bằng; là “kim chỉ nam” để xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực của tỉnh. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch đã được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo và từng bước đi vào nề nếp. Các quy hoạch sau khi được phê duyệt đều được công bố, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân nắm rõ chủ trương, quan điểm, mục tiêu phát triển, tiềm năng, cơ hội khai thác đầu tư. Qua đó thúc đẩy các vùng đô thị hóa theo hướng năng động, phát triển hài hòa kinh tế giữa các vùng, các quy hoạch được phê duyệt đều đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh và đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

 

Dương Liễu





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1