Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
25/09/2024
Lượt xem: 675
Tình hình thiên tai
Do ảnh hưởng mưa lớn diện rộng, kéo dài từ ngày 07 đến ngày 08/9/2024, đặc biệt mưa rất to trong ngày và đêm 08/9 đến sáng 10/9/2024, xuất hiện lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp. Kèm theo mưa lớn, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, gây ngập úng một số khu vực dân cư tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hòa An và TP.Cao Bằng. Sạt lở đất, đá xảy ra toàn bộ các khu vực huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng (Giáo dục, Y tế, giao thông, trụ sở cơ quan, đơn vị,...), đặc biệt xảy ra sạt lở đất lớn tại xã Yên Lạc, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình (số liệu đến hết ngày 24/9/2024).
Công an huyện Bảo Lâm hỗ trợ người dân di dời tài sản
Thiệt hại về người chết 55 người, bị thương 18 người và 02 người mất tích. Thiệt hại và ảnh hưởng 2.290 nhà: 68 nhà hư hỏng hoàn toàn, 265 nhà hư hỏng 50-70%, 178 nhà hư hỏng 30-50%, 715 nhà hư hỏng 1 phần; 1.064 nhà bị ngập nước, có nguy cơ sạt lở di dời 767 nhà. Về nông nghiệp gây ngập úng gẫy đổ và vùi lấp 2.237,8 ha (1.168 ha lúa, 782,42 ha hoa màu, 254,53 ha cây trồng hàng năm); 40,14 ha cây trồng lâu năm bị sạt lở, đổ gẫy, 3,11 ha cây ăn quả bị ngập nước. Trên 19 ha diện tích, 26 lồng bè cá bị trôi và hư hỏng; trên 3.000 gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi.
Về giao thông nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập nước QL, ĐT và các tuyến GTNT, cụ thể: Quốc lộ (QL34, QL4A, QL34B), Đường tỉnh (ĐT202, ĐT212, ĐT216, ĐT206, ĐT202 có trên 951 vị trí sạt lở taluy dương, khoảng 158 vị trí tắc đường), khối lượng sạt 1.281.500m3; ngập úng 18 vị trí; sạt taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 1.360md/36vị trí; hư hỏng khoảng 8.500m2 mặt đường và một số hạng mục khác. Đường tỉnh: ĐT 204, ĐT 214, ĐT215, ĐT219, ĐT209, ĐT208, ĐT202, ĐT215A, ĐT215, ĐT217, ĐT218, ĐT201, ĐT216, có 15 tuyến bị sạt lở taluy dương, khối lượng khoảng 1.805m3; sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 85 vị trí; hư hỏng khoảng 5.486m2 mặt đường và một số hạng mục khác. Đường GTNT trên 437 tuyến trên địa bàn các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An, Hạ Lang, Nguyên Bình, Hoà An, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hà Quảng bị sạt lở taluy âm, taluy dương khối lượng khoảng 1.803.393m3, khoảng 517.818m2 mặt đường bị hư hỏng. Cầu dân sinh bị hư hỏng 20 cái.
Mưa lớn làm 67 công trình bị hư hỏng, sạt lở vùi lấp, đổ gẫy tại Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An, Bảo Lâm, Hà Quảng. 118 cột điện bị đổ, gẫy; 03 trạm biến áp bị hư hỏng, 02 hệ thống lưới điện, 02 tuyến cáp quang bị đứt, 02 cột phát sóng thông tin bị đổ, gẫy. 49 điểm trường bị hư hỏng do sạt lở đất, ngập nước, tốc mái; 05 cơ sở y tế bị thiệt hại do sạt lở, ngập nước; 06 công trình nhà văn hóa xóm bị sạt lở đất; 24 công trình bị hư hỏng do ngập lụt, sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại 917,642 tỷ đồng.
Công tác khắc phục hậu quả
Để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, tập trung cho công tác tìm kiếm người mất tích với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; huy động nhân lực, trang thiết bị để cứu chữa cho người bị thương. Tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương và tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024; ban hành các văn bản của tỉnh về công tác triển khai công tác ứng phó và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các lực lượng nắm chắc diễn biến tình hình để chủ động các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, trong đó, ngày 13/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị lần thứ 56 để bàn, thống nhất các biện pháp tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình sau khi xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng
Từ ngày 06/9-15/9/2024, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, đảm bảo giao thông, phương án đảm bảo an toàn dân cư khu vực có nguy cơ về sạt lở đất và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu bão tại một số địa phương trong tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các địa bàn đang chịu thiệt hại nghiêm trọng (huyện Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng); thăm hỏi, động viên các nạn nhân, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng và tại huyện Nguyên Bình.
Ngày 10/9 và ngày 12/9/2024, Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại thành phố Cao Bằng và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng; tại các buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã báo cáo tình hình thiệt hại, triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với lãnh đạo các Sở, ban ngành đã đến kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình; Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại huyện Nguyên Bình do đồng chí Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổng Chỉ huy để trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3 tại hiện trường về công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục khẩn cấp các điểm sạt lở đất làm ách tắc trên tuyến giao thông trọng yếu của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh đã Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão) tại Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 09/9/2024, chỉ đạo các địa phương tập trung huy động các nguồn lực để khắc phục hậu quả. Sau khi kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2361/UBND-KT ngày 10/9/2024 về việc chỉ đạo chủ động khắc phục hậu quả do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Kết quả tham gia hỗ trợ
Các lực lượng quân sự, y tế triển khai phương tiện, nhân lực phối hợp với chính quyền địa phương huy động các lực lượng xung kích, dân quân tại chỗ đã triển khai nhanh chóng tiếp cận hiện trường xảy ra sạt lở thực hiện cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, người bị thương đưa đi chữa trị kịp thời; các lực lượng tham gia khắc phục thiên tai trên 15.560 lượt người; huy động các phương tiện tham gia khắc phục hậu quả (141 xe ô tô các loại, 39 xuồng cứu hộ đường thủy, trên 37 máy xúc) với 2.250 áo phao. Triển khai lắp dựng 193 nhà bạt cho nhân dân tránh trú; hỗ trợ sửa chữa 60 nhà dân, hỗ trợ sơ tán, di dời tài sản trên 2.795 hộ dân chi hỗ trợ, thăm hỏi cho gia đình có người chết, người bị thương, các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai; tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ do Chính phủ, các tổ chức đoàn thể trong nước, tổ chức quốc tế và các cá nhân viện trợ. Bộ Quốc phòng hỗ trợ 3 chuyến bay, 5 tấn gạo, 1,9 tấn nhu yếu phẩm, nước uống; Bộ Tư lệnh Quân khu I hỗ trợ 10 triệu đồng/1 người chết, 5 triệu đồng/1 người bị thương.

Chuyển hàng cứu trợ từ trực thăng xuống vùng lũ thuộc huyện Nguyên Bình
(Ảnh theo TTXVN)
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi, tiếp nhận, phân phối nguồn ủng hộ hỗ trợ Nhân dân trên địa bàn bị thiệt hại do cơn bão số 3, đến nay đã tiếp nhận được 9,0 tỷ đồng.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng trực tiếp tiếp chỉ đạo, điều hành, tổ chức, triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất sau bão số 3 tại huyện Nguyên Bình và các huyện trong tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 50 tấn gạo của Chính phủ hỗ trợ; tổ chức đến thăm, động viên 11 bệnh nhân là nạn nhân của các vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện huyện Nguyên Bình. (Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng 05 bệnh nhân, bệnh viện huyện Nguyên Bình 06 bệnh nhân). Hỗ trợ kịp thời 1.268.000.000 đồng (chi phí mai táng cho 49 người chết do thiên tai với mức hỗ trợ 25.000.000 đồng/người; thăm hỏi động viên, hỗ trợ đột xuất cho 11 bệnh nhân bị thương với tổng kinh phí 43.000.000 đồng. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục bị thiệt hại, ảnh hưởng, được 1.169 triệu đồng;
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng đã triển khai kêu gọi, tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm đến người dân các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai kết quả tiếp nhận, phân bổ như sau: Tiếp nhận tiền mặt và chuyển khoản số tiền (số liệu đến ngày 23/9/2024): 157.325.870.406 đồng; Tiếp nhận 139,431 tấn gạo; 299,598 tấn hàng nhu yếu phẩm. Phân bổ cho các huyện: huyện Nguyên Bình (xã Ca thành, xã Yên Lạc); huyện Hà Quảng (các xã Ngọc Động, Thanh Long, Lương Thông, TT Thông Nông); huyện Quảng Hoà (xã Quốc Toản); huyện Bảo Lạc (các xã Huy Giáp, Xuân Trường, Đình Phùng); huyện Bảo Lâm (đã phân bổ đến huyện); huyện Trùng Khánh (Quang Vinh), huyện Hạ Lang, Thạch An, Hòa An, TP.Cao Bằng: Tổng số phân bổ (14 ngày) 81,77 tấn gạo; gần 279,7 tấn hàng nhu yếu phẩm (sữa, nước, quần áo, nước mắm, bột canh, bánh ngọt, lương khô, vật tư y tế…). Hội chữ thập đỏ tỉnh tiếp nhận và cấp phát 25 tấn gạo hỗ trợ huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình; cấp phát 172 xuất hàng cứu trợ cho huyện Hà Quảng; hỗ trợ tiền mặt 100 triệu đồng cho 20 hộ tại huyện Nguyên Bình.
Kim Cúc
25/09/2024
Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Tình hình thiên tai
Do ảnh hưởng mưa lớn diện rộng, kéo dài từ ngày 07 đến ngày 08/9/2024, đặc biệt mưa rất to trong ngày và đêm 08/9 đến sáng 10/9/2024, xuất hiện lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp. Kèm theo mưa lớn, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, gây ngập úng một số khu vực dân cư tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hòa An và TP.Cao Bằng. Sạt lở đất, đá xảy ra toàn bộ các khu vực huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng (Giáo dục, Y tế, giao thông, trụ sở cơ quan, đơn vị,...), đặc biệt xảy ra sạt lở đất lớn tại xã Yên Lạc, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình (số liệu đến hết ngày 24/9/2024).
Công an huyện Bảo Lâm hỗ trợ người dân di dời tài sản
Thiệt hại về người chết 55 người, bị thương 18 người và 02 người mất tích. Thiệt hại và ảnh hưởng 2.290 nhà: 68 nhà hư hỏng hoàn toàn, 265 nhà hư hỏng 50-70%, 178 nhà hư hỏng 30-50%, 715 nhà hư hỏng 1 phần; 1.064 nhà bị ngập nước, có nguy cơ sạt lở di dời 767 nhà. Về nông nghiệp gây ngập úng gẫy đổ và vùi lấp 2.237,8 ha (1.168 ha lúa, 782,42 ha hoa màu, 254,53 ha cây trồng hàng năm); 40,14 ha cây trồng lâu năm bị sạt lở, đổ gẫy, 3,11 ha cây ăn quả bị ngập nước. Trên 19 ha diện tích, 26 lồng bè cá bị trôi và hư hỏng; trên 3.000 gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi.
Về giao thông nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập nước QL, ĐT và các tuyến GTNT, cụ thể: Quốc lộ (QL34, QL4A, QL34B), Đường tỉnh (ĐT202, ĐT212, ĐT216, ĐT206, ĐT202 có trên 951 vị trí sạt lở taluy dương, khoảng 158 vị trí tắc đường), khối lượng sạt 1.281.500m3; ngập úng 18 vị trí; sạt taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 1.360md/36vị trí; hư hỏng khoảng 8.500m2 mặt đường và một số hạng mục khác. Đường tỉnh: ĐT 204, ĐT 214, ĐT215, ĐT219, ĐT209, ĐT208, ĐT202, ĐT215A, ĐT215, ĐT217, ĐT218, ĐT201, ĐT216, có 15 tuyến bị sạt lở taluy dương, khối lượng khoảng 1.805m3; sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 85 vị trí; hư hỏng khoảng 5.486m2 mặt đường và một số hạng mục khác. Đường GTNT trên 437 tuyến trên địa bàn các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An, Hạ Lang, Nguyên Bình, Hoà An, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hà Quảng bị sạt lở taluy âm, taluy dương khối lượng khoảng 1.803.393m3, khoảng 517.818m2 mặt đường bị hư hỏng. Cầu dân sinh bị hư hỏng 20 cái.
Mưa lớn làm 67 công trình bị hư hỏng, sạt lở vùi lấp, đổ gẫy tại Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An, Bảo Lâm, Hà Quảng. 118 cột điện bị đổ, gẫy; 03 trạm biến áp bị hư hỏng, 02 hệ thống lưới điện, 02 tuyến cáp quang bị đứt, 02 cột phát sóng thông tin bị đổ, gẫy. 49 điểm trường bị hư hỏng do sạt lở đất, ngập nước, tốc mái; 05 cơ sở y tế bị thiệt hại do sạt lở, ngập nước; 06 công trình nhà văn hóa xóm bị sạt lở đất; 24 công trình bị hư hỏng do ngập lụt, sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại 917,642 tỷ đồng.
Công tác khắc phục hậu quả
Để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, tập trung cho công tác tìm kiếm người mất tích với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; huy động nhân lực, trang thiết bị để cứu chữa cho người bị thương. Tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương và tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024; ban hành các văn bản của tỉnh về công tác triển khai công tác ứng phó và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các lực lượng nắm chắc diễn biến tình hình để chủ động các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, trong đó, ngày 13/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị lần thứ 56 để bàn, thống nhất các biện pháp tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình sau khi xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng
Từ ngày 06/9-15/9/2024, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, đảm bảo giao thông, phương án đảm bảo an toàn dân cư khu vực có nguy cơ về sạt lở đất và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu bão tại một số địa phương trong tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các địa bàn đang chịu thiệt hại nghiêm trọng (huyện Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng); thăm hỏi, động viên các nạn nhân, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng và tại huyện Nguyên Bình.
Ngày 10/9 và ngày 12/9/2024, Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại thành phố Cao Bằng và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng; tại các buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã báo cáo tình hình thiệt hại, triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với lãnh đạo các Sở, ban ngành đã đến kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình; Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại huyện Nguyên Bình do đồng chí Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổng Chỉ huy để trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3 tại hiện trường về công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục khẩn cấp các điểm sạt lở đất làm ách tắc trên tuyến giao thông trọng yếu của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh đã Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão) tại Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 09/9/2024, chỉ đạo các địa phương tập trung huy động các nguồn lực để khắc phục hậu quả. Sau khi kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2361/UBND-KT ngày 10/9/2024 về việc chỉ đạo chủ động khắc phục hậu quả do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Kết quả tham gia hỗ trợ
Các lực lượng quân sự, y tế triển khai phương tiện, nhân lực phối hợp với chính quyền địa phương huy động các lực lượng xung kích, dân quân tại chỗ đã triển khai nhanh chóng tiếp cận hiện trường xảy ra sạt lở thực hiện cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, người bị thương đưa đi chữa trị kịp thời; các lực lượng tham gia khắc phục thiên tai trên 15.560 lượt người; huy động các phương tiện tham gia khắc phục hậu quả (141 xe ô tô các loại, 39 xuồng cứu hộ đường thủy, trên 37 máy xúc) với 2.250 áo phao. Triển khai lắp dựng 193 nhà bạt cho nhân dân tránh trú; hỗ trợ sửa chữa 60 nhà dân, hỗ trợ sơ tán, di dời tài sản trên 2.795 hộ dân chi hỗ trợ, thăm hỏi cho gia đình có người chết, người bị thương, các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai; tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ do Chính phủ, các tổ chức đoàn thể trong nước, tổ chức quốc tế và các cá nhân viện trợ. Bộ Quốc phòng hỗ trợ 3 chuyến bay, 5 tấn gạo, 1,9 tấn nhu yếu phẩm, nước uống; Bộ Tư lệnh Quân khu I hỗ trợ 10 triệu đồng/1 người chết, 5 triệu đồng/1 người bị thương.

Chuyển hàng cứu trợ từ trực thăng xuống vùng lũ thuộc huyện Nguyên Bình
(Ảnh theo TTXVN)
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi, tiếp nhận, phân phối nguồn ủng hộ hỗ trợ Nhân dân trên địa bàn bị thiệt hại do cơn bão số 3, đến nay đã tiếp nhận được 9,0 tỷ đồng.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng trực tiếp tiếp chỉ đạo, điều hành, tổ chức, triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất sau bão số 3 tại huyện Nguyên Bình và các huyện trong tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 50 tấn gạo của Chính phủ hỗ trợ; tổ chức đến thăm, động viên 11 bệnh nhân là nạn nhân của các vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện huyện Nguyên Bình. (Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng 05 bệnh nhân, bệnh viện huyện Nguyên Bình 06 bệnh nhân). Hỗ trợ kịp thời 1.268.000.000 đồng (chi phí mai táng cho 49 người chết do thiên tai với mức hỗ trợ 25.000.000 đồng/người; thăm hỏi động viên, hỗ trợ đột xuất cho 11 bệnh nhân bị thương với tổng kinh phí 43.000.000 đồng. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục bị thiệt hại, ảnh hưởng, được 1.169 triệu đồng;
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng đã triển khai kêu gọi, tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm đến người dân các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai kết quả tiếp nhận, phân bổ như sau: Tiếp nhận tiền mặt và chuyển khoản số tiền (số liệu đến ngày 23/9/2024): 157.325.870.406 đồng; Tiếp nhận 139,431 tấn gạo; 299,598 tấn hàng nhu yếu phẩm. Phân bổ cho các huyện: huyện Nguyên Bình (xã Ca thành, xã Yên Lạc); huyện Hà Quảng (các xã Ngọc Động, Thanh Long, Lương Thông, TT Thông Nông); huyện Quảng Hoà (xã Quốc Toản); huyện Bảo Lạc (các xã Huy Giáp, Xuân Trường, Đình Phùng); huyện Bảo Lâm (đã phân bổ đến huyện); huyện Trùng Khánh (Quang Vinh), huyện Hạ Lang, Thạch An, Hòa An, TP.Cao Bằng: Tổng số phân bổ (14 ngày) 81,77 tấn gạo; gần 279,7 tấn hàng nhu yếu phẩm (sữa, nước, quần áo, nước mắm, bột canh, bánh ngọt, lương khô, vật tư y tế…). Hội chữ thập đỏ tỉnh tiếp nhận và cấp phát 25 tấn gạo hỗ trợ huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình; cấp phát 172 xuất hàng cứu trợ cho huyện Hà Quảng; hỗ trợ tiền mặt 100 triệu đồng cho 20 hộ tại huyện Nguyên Bình.
Kim Cúc
|