Công tác phối hợp của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội
28/09/2024
Lượt xem: 345
Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với TDCSXH, trong đó ưu tiên triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW như một giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và công tác dân vận ở cơ sở.
.jpg)
Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh ký kết chương trình phối hợp.
Công tác giảm nghèo được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, do đó công tác giảm nghèo trong cả nước nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Xác định công tác ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách qua các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong thời gian qua, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, cận nghèo, người yếu thế trong xã hội. Để kịp thời triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh và NHCSXH tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về TDCSXH; phối hợp tuyên truyền Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-CT/TW, tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”, phối hợp huy động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”… đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Ban Thường trực MTTQ tỉnh đã tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức thành viên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tuyên truyền Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-CT/TW, Đề án số 07/ĐA-TU của Tỉnh uỷ về tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030… với hình thức phong phú, lồng ghép tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua 218 hội nghị tuyền truyền, trên trang thông tin điện tử MTTQ, thu hút trên 12.400 người tham gia.
Góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo và các chương trình an sinh xã hội, công tác vận động nguồn lực ủng hộ người nghèo được MTTQ các cấp tỉnh Cao Bằng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần cùng chính quyền các cấp thực hiện chương trình an sinh xã hội. Hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung ta vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với phương thức vận động phù hợp, 10 năm quan Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã huy động được trên 207 tỷ đồng (trong đó Chi nhanh NHCSXH tỉnh ủng hộ các loại Quỹ cấp tỉnh là trên 360 triệu đồng) cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội khác đã kịp thời xây mới và sửa chữa 3.238 nhà đại đoàn kết, tặng 137.488 suất quà tết, hỗ trợ 2.731 hộ nghèo phát triển sản xuất, hỗ trợ 2.289 bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh, hỗ trợ 1.329 học sinh nghèo được đến trường, xây dựng 04 trường học và 01 nhà văn hoá… qua đó, đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái xủa dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ mỗi cộng động dân cư để cùng chăm lo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.
Để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH tỉnh thực hiện các chương trình TDCSXH cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo, Ban Thường trực MTTQ tỉnh phối hợp với NHCSXH tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức Chương trình trực tuyến “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, thông qua Chương trình đã huy động được trên 54 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn TDCSXH.
Trước thực trạng hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh không giải ngân được toàn bộ số vốn cho doanh nghiệp và người dân vay, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành Đề án số 07-ĐA/TU về tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Đề án, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư và các nguồn lực phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp và người dân vay vốn. Sau hơn 02 năm triển khai, một số chỉ tiêu trong Đề án, đã đạt được nhiều kết quả tích cực như các ngân hàng thương mại đều tăng trưởng hơn 10% số lượng khách hàng so với năm 2020, tỷ trọng vốn uỷ thác trên tổng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng tốt qua các năm, tỷ trọng dư nợ bình quân trên khách hàng cá nhân của NHCSXH tăng trưởng mạnh.
![]()
Đoàn kiểm tra, giám sát kiểm tra thực tế tại hộ vay vốn
Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên nhận uỷ thác đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác trong đó chú trọng nội dung kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư mà trọng tâm là nâng cao chất lượng quản lý vốn vay TDCSXH, tăng cường nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để NHCSXH làm cơ sở cho vay. Công tác kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW được triển khai thường xuyên và phát huy hiệu quả. Trong 10 năm qua, Ban Đại diện HĐQT, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức nhận uỷ thác đã thực hiện kiểm tra, giám sát 108 lượt huyện, 8.779 lượt xã 8.873 lượt tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác các cấp, 36.140 lượt Tổ tiết kiệm vay vốn, 343.772 lượt hộ vay vốn. Qua công tác kiểm tra, giám sát các đoàn kiểm tra ghi nhận các Chương trình TDCSXH được triển khai hiệu quả, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Nhìn chung, thời gian qua, MTTQ các cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm va nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện TDCSXH trên địa bàn. Phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần tăng cường quyền làm chủ, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong hoạt động TDCSXH, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Kim Thoa
28/09/2024
Công tác phối hợp của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội
Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với TDCSXH, trong đó ưu tiên triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW như một giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và công tác dân vận ở cơ sở.
.jpg)
Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh ký kết chương trình phối hợp.
Công tác giảm nghèo được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, do đó công tác giảm nghèo trong cả nước nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Xác định công tác ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách qua các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong thời gian qua, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, cận nghèo, người yếu thế trong xã hội. Để kịp thời triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh và NHCSXH tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về TDCSXH; phối hợp tuyên truyền Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-CT/TW, tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”, phối hợp huy động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”… đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Ban Thường trực MTTQ tỉnh đã tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức thành viên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tuyên truyền Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-CT/TW, Đề án số 07/ĐA-TU của Tỉnh uỷ về tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030… với hình thức phong phú, lồng ghép tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua 218 hội nghị tuyền truyền, trên trang thông tin điện tử MTTQ, thu hút trên 12.400 người tham gia.
Góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo và các chương trình an sinh xã hội, công tác vận động nguồn lực ủng hộ người nghèo được MTTQ các cấp tỉnh Cao Bằng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần cùng chính quyền các cấp thực hiện chương trình an sinh xã hội. Hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung ta vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với phương thức vận động phù hợp, 10 năm quan Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã huy động được trên 207 tỷ đồng (trong đó Chi nhanh NHCSXH tỉnh ủng hộ các loại Quỹ cấp tỉnh là trên 360 triệu đồng) cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội khác đã kịp thời xây mới và sửa chữa 3.238 nhà đại đoàn kết, tặng 137.488 suất quà tết, hỗ trợ 2.731 hộ nghèo phát triển sản xuất, hỗ trợ 2.289 bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh, hỗ trợ 1.329 học sinh nghèo được đến trường, xây dựng 04 trường học và 01 nhà văn hoá… qua đó, đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái xủa dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ mỗi cộng động dân cư để cùng chăm lo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.
Để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH tỉnh thực hiện các chương trình TDCSXH cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo, Ban Thường trực MTTQ tỉnh phối hợp với NHCSXH tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức Chương trình trực tuyến “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, thông qua Chương trình đã huy động được trên 54 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn TDCSXH.
Trước thực trạng hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh không giải ngân được toàn bộ số vốn cho doanh nghiệp và người dân vay, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành Đề án số 07-ĐA/TU về tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Đề án, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư và các nguồn lực phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp và người dân vay vốn. Sau hơn 02 năm triển khai, một số chỉ tiêu trong Đề án, đã đạt được nhiều kết quả tích cực như các ngân hàng thương mại đều tăng trưởng hơn 10% số lượng khách hàng so với năm 2020, tỷ trọng vốn uỷ thác trên tổng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng tốt qua các năm, tỷ trọng dư nợ bình quân trên khách hàng cá nhân của NHCSXH tăng trưởng mạnh.
![]()
Đoàn kiểm tra, giám sát kiểm tra thực tế tại hộ vay vốn
Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên nhận uỷ thác đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác trong đó chú trọng nội dung kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư mà trọng tâm là nâng cao chất lượng quản lý vốn vay TDCSXH, tăng cường nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để NHCSXH làm cơ sở cho vay. Công tác kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW được triển khai thường xuyên và phát huy hiệu quả. Trong 10 năm qua, Ban Đại diện HĐQT, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức nhận uỷ thác đã thực hiện kiểm tra, giám sát 108 lượt huyện, 8.779 lượt xã 8.873 lượt tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác các cấp, 36.140 lượt Tổ tiết kiệm vay vốn, 343.772 lượt hộ vay vốn. Qua công tác kiểm tra, giám sát các đoàn kiểm tra ghi nhận các Chương trình TDCSXH được triển khai hiệu quả, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Nhìn chung, thời gian qua, MTTQ các cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm va nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện TDCSXH trên địa bàn. Phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần tăng cường quyền làm chủ, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong hoạt động TDCSXH, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Kim Thoa
|