Thách thức của nông nghiệp bền vững tại Cao Bằng
10/10/2024
Lượt xem: 1608
Nông nghiệp luôn là bệ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp là cốt lõi để đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội. Trong những tháng đầu năm 2024, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng đã đạt được kết quả khả quan. Song, để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn sản xuất với tiêu dùng thì nông nghiệp vẫn còn gặp phải những thách thức không nhỏ.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
Trong 9 tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ phát triển sản xuất; giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc tiêu thụ sản phẩm,... UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn tỉnh năm 2024, trong đó mục tiêu chuyển đổi 230,61 ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thêm thu nhập cho các hộ sản xuất. Thực hiện 468 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG với tổng số 18.272 hộ dân tham gia.
Đồng chí Dương Hùng Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng phát biểu tại Hội thảo xây dựng năng lực phục hồi của nông dân
Đẩy mạnh triển khai thực hiện các mô hình, dự án từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để hỗ trợ hội viên, nông dân, Tổ hợp tác xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ. Trong năm 2024, nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân triển khai cho hội viên, nông dân vay thực hiện 78 mô hình, dự án, với tổng số tiền 19,4 tỷ đồng. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 354,695 tỷ đồng, thu nợ 228,912 tỷ đồng, tổng dư nợ 1.349,715 tỷ đồng gồm 622 tổ tiết kiệm và vay vốn với 18.496 hộ vay, huy động tiết kiệm được 30.596 triệu đồng. Các cấp, các ngành phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh cung ứng cho hội viên nông dân trên 770,6 tấn phân bón các loại theo phương thức trả chậm, với số tiền trị giá trên 9 tỷ đồng; cung cấp 25,742 tấn giống cây trồng trị giá 1,834 tỷ đồng, 615 kg thức ăn chăn nuôi trị giá 27 triệu đồng, 211 chiếc máy nông nghiệp trị giá 378 triệu đồng, 188.707 cây giống (cây ăn quả, lấy gỗ) cho hội viên nông dân. Toàn tỉnh tổ chức thực hiện được 93 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với 2.889 học viên tham gia. Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 02 doanh nghiệp, HTX tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại chương trình "Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024" tại tỉnh Bắc Kạn…
Thách thức của nông nghiệp bền vững tại Cao Bằng
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững thì tỉnh Cao Bằng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, diện tích canh tác phân tán, không tập trung, không thuận lợi cho việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nên chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất – doanh nghiệp – thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển đàn vật nuôi chậm, quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi còn ít, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển quy mô vừa và lớn. Việc xúc tiến đầu tư các dự án chăn nuôi có quy mô tập trung còn nhiều khó khăn, một số dự án tiến độ triển khai chậm so với kế hoạch.
Việc sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong khi tình hình thời tiết tại Cao Bằng trong năm thường xuyên xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, mưa lớn, ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất,... Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 đợt thiên tai; đặc biệt trong tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão Yagi gây lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh, gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, thiên thai đã làm 55 người chết, 03 người mất tích 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời; hơn 2.252 diện tích đất nông nghiệp bị thiệt hại (Trong đó: diện tích lúa bị thiệt hại 1.168,8 ha; Diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại 746,43 ha; Diện tích cây trồng hàng năm 293,92 ha; Cây trồng lâu năm như cây quế, cây hồi, keo, trúc...: 40,14 ha; bị sạt lở đồ, gẫy 5ha cây trúc, 35,14 ha quế, hồi, keo tại Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc); Cây ăn quả: 3,11 ha bị ngập nước). gần 19 ha diện tích nuôi cá và 26 lồng, bè nuôi cá các loại bị trôi, hư hỏng; 3.291 con gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi. Nhiều công trình thuỷ lợi, trường học, nhà văn hoá, hạ tầng đường điện bị thiệt hại, các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường GTNT trên địa bàn tỉnh bị sạt lở nhiều điểm, nhiều tuyến với số lượng, khối lượng lớn.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lớn châu phủ bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện các hoạt động sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn ở cấp cơ sở chưa đảm bảo. Việc triển khai lồng ghép các nguồn vốn nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở một số địa phương còn lúng túng, thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư và thực hiện đầu tư chưa nhiều. Người nông dân chưa mạnh dạn mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, chưa tạo được sức hút để doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khả năng phục hồi, ứng phó, thích nghi, sáng tạo, tiếp cận công nghệ và tận dụng các cơ hội của người dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
Từ thực trạng trên cũng đặt ra một hướng suy nghĩ mới, đó là phải thay đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững hơn.
Hội Nông dân tỉnh chú trọng công tác tổ chức các lớp tập huấn, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, Hội nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kịp thời có giải pháp tháo gỡ, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ hội viên nông dân nâng cao năng lực sản xuất; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, tăng thu nhập gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, năng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất. Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch và nguồn kinh phí đã phân bổ.
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất thông qua chương trình, chính sách đang triển khai, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khởi nghiệp nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
Tiếp tục thu hút, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến; thực hiện liên kết từ đầu tư sản xuất cho đến bao tiêu sản phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh; chú trọng các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông minh, công nghệ cao vào quá trình sản xuất. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp; huy động, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương như các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các nguồn vốn vay, các chính sách của tỉnh để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Dương Liễu
10/10/2024
Thách thức của nông nghiệp bền vững tại Cao Bằng
Nông nghiệp luôn là bệ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp là cốt lõi để đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội. Trong những tháng đầu năm 2024, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng đã đạt được kết quả khả quan. Song, để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn sản xuất với tiêu dùng thì nông nghiệp vẫn còn gặp phải những thách thức không nhỏ.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
Trong 9 tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ phát triển sản xuất; giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc tiêu thụ sản phẩm,... UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn tỉnh năm 2024, trong đó mục tiêu chuyển đổi 230,61 ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thêm thu nhập cho các hộ sản xuất. Thực hiện 468 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG với tổng số 18.272 hộ dân tham gia.
Đồng chí Dương Hùng Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng phát biểu tại Hội thảo xây dựng năng lực phục hồi của nông dân
Đẩy mạnh triển khai thực hiện các mô hình, dự án từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để hỗ trợ hội viên, nông dân, Tổ hợp tác xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ. Trong năm 2024, nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân triển khai cho hội viên, nông dân vay thực hiện 78 mô hình, dự án, với tổng số tiền 19,4 tỷ đồng. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 354,695 tỷ đồng, thu nợ 228,912 tỷ đồng, tổng dư nợ 1.349,715 tỷ đồng gồm 622 tổ tiết kiệm và vay vốn với 18.496 hộ vay, huy động tiết kiệm được 30.596 triệu đồng. Các cấp, các ngành phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh cung ứng cho hội viên nông dân trên 770,6 tấn phân bón các loại theo phương thức trả chậm, với số tiền trị giá trên 9 tỷ đồng; cung cấp 25,742 tấn giống cây trồng trị giá 1,834 tỷ đồng, 615 kg thức ăn chăn nuôi trị giá 27 triệu đồng, 211 chiếc máy nông nghiệp trị giá 378 triệu đồng, 188.707 cây giống (cây ăn quả, lấy gỗ) cho hội viên nông dân. Toàn tỉnh tổ chức thực hiện được 93 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với 2.889 học viên tham gia. Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 02 doanh nghiệp, HTX tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại chương trình "Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024" tại tỉnh Bắc Kạn…
Thách thức của nông nghiệp bền vững tại Cao Bằng
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững thì tỉnh Cao Bằng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, diện tích canh tác phân tán, không tập trung, không thuận lợi cho việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nên chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất – doanh nghiệp – thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển đàn vật nuôi chậm, quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi còn ít, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển quy mô vừa và lớn. Việc xúc tiến đầu tư các dự án chăn nuôi có quy mô tập trung còn nhiều khó khăn, một số dự án tiến độ triển khai chậm so với kế hoạch.
Việc sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong khi tình hình thời tiết tại Cao Bằng trong năm thường xuyên xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, mưa lớn, ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất,... Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 đợt thiên tai; đặc biệt trong tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão Yagi gây lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh, gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, thiên thai đã làm 55 người chết, 03 người mất tích 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời; hơn 2.252 diện tích đất nông nghiệp bị thiệt hại (Trong đó: diện tích lúa bị thiệt hại 1.168,8 ha; Diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại 746,43 ha; Diện tích cây trồng hàng năm 293,92 ha; Cây trồng lâu năm như cây quế, cây hồi, keo, trúc...: 40,14 ha; bị sạt lở đồ, gẫy 5ha cây trúc, 35,14 ha quế, hồi, keo tại Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc); Cây ăn quả: 3,11 ha bị ngập nước). gần 19 ha diện tích nuôi cá và 26 lồng, bè nuôi cá các loại bị trôi, hư hỏng; 3.291 con gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi. Nhiều công trình thuỷ lợi, trường học, nhà văn hoá, hạ tầng đường điện bị thiệt hại, các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường GTNT trên địa bàn tỉnh bị sạt lở nhiều điểm, nhiều tuyến với số lượng, khối lượng lớn.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lớn châu phủ bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện các hoạt động sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn ở cấp cơ sở chưa đảm bảo. Việc triển khai lồng ghép các nguồn vốn nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở một số địa phương còn lúng túng, thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư và thực hiện đầu tư chưa nhiều. Người nông dân chưa mạnh dạn mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, chưa tạo được sức hút để doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khả năng phục hồi, ứng phó, thích nghi, sáng tạo, tiếp cận công nghệ và tận dụng các cơ hội của người dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
Từ thực trạng trên cũng đặt ra một hướng suy nghĩ mới, đó là phải thay đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững hơn.
Hội Nông dân tỉnh chú trọng công tác tổ chức các lớp tập huấn, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, Hội nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kịp thời có giải pháp tháo gỡ, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ hội viên nông dân nâng cao năng lực sản xuất; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, tăng thu nhập gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, năng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất. Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch và nguồn kinh phí đã phân bổ.
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất thông qua chương trình, chính sách đang triển khai, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khởi nghiệp nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
Tiếp tục thu hút, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến; thực hiện liên kết từ đầu tư sản xuất cho đến bao tiêu sản phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh; chú trọng các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông minh, công nghệ cao vào quá trình sản xuất. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp; huy động, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương như các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các nguồn vốn vay, các chính sách của tỉnh để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Dương Liễu
|