Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội
14/10/2024
Lượt xem: 353
Thực hiện Chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã và các tổ chức, cá nhân tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TDCSXH, huy độngvà tập trung các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về TDCSXH
Trong 10 năm qua, các cấp, ngành, tổ chức CT - XH và NHCSXH đã thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, phổ biến quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và toàn thể Nhân dân về vị trí, vai trò và tính nhân văn sâu sắc cảu TDCSXH, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Một buổi giao dịch kết hợp tuyên truyền tại thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang (halang.caobang.gov.vn)
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời tới các tầng lớp Nhân dân về hoạt động TDCSXH, để Nhân dân nắm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động đa dạng hóa hoạt động thông tin tuyên tuyền để mọi người dân nắm bắt và hiểu rõ hơn về các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; phổ biến công khai các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua niêm yết quy định, quy trình, thủ tục các chương trình tín dụng tại UBND cấp xã. Các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn đều có hòm thư góp ý, công khai các thông tin về khách hàng , sao kê dư nợ, lãi suất cho vay, lãi suất tìn gửi và thông báo chính sách ưu đãi, nội quy giao dịch; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, trưởng thôn tổ chức tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ thông, bản...NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH) tổ chức tuyên truyền về hoạt động TDCSXH, các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước tại các cuộc họp giao ban ở Điểm giao dịch xã, các buổi sinh hoạt định kỳ của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); thông qua cuộc thi tìm hiểu về Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng...
Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đến toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị mình quản lý nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TDCSXH trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Đưa hoạt động TDCSXH thành nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Các tổ chức CT -XH đã thực hiện tốt các nội dung ủy thác, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao, luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách (TDCS), làm tốt công tác bình xét cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ, thu lãi, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Ưu tiên nguồn vốn vay để thực hiện các chương trình, dự án TDCSXH và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của hoạt động TDCSXH.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi lợn đen đem lại hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 19 chương trình TDCS. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2015 đến hết tháng 5/2024 đạt 8.921,7 tỷ đồng, với hơn 211.575 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 6.070,9 tỷ đồng; dư nợ các chương trình TDCS đạt 4.492,5 tỷ đồng, tăng 2.848,5 tỷ đồng so với năm 2014, với 61.636 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân 01 hộ dư nợ đạt 72,9 triệu đồng; người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Dư nợ TDCS phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm đạt 4.051,5 tỷ đồng; dư nợ TDCS phục vụ đời sống, sinh hoạt đạt 441 tỷ đồng, tập trung ở một số chương trình lớn như: Chương trình tín dụng hộ nghèo đến nay đạt 3.274 tỷ đồng với 84.174 hộ nghèo được vay vốn, qua đó giúp cho gần 44 nghìn lượt hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; Chương trình tín dụng hộ cận nghèo doanh số cho vay đạt 1.559,1 tỷ đồng, nguồn vốn đã đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nguy cơ tái nghèo; Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo với doanh số cho vay đạt 146,8 tỷ đồng, 2.520 hộ mới thoát nghèo được vay vốn; Chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, doanh số cho vay đạt 1.182,5 tỷ đồng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các xã vùng khó khăn; Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm, doanh số cho vay đạt 1.850,3 tỷ đồng giúp cho người lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thêm thu nhập góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững...
Qua công tác triển khai, quán triệt chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tỉnh ta đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TDCSXH. TDCSXH đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện TDCSXH
Đi đôi với tăng trưởng TDCSXH, tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức CT - XH các cấp phối hợp với NHCSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng TDCS; chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, công tác ủy thác và hoạt động Tổ TK&VV, đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, quá hạn. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng TDCS ngày càng được nâng lên, đến nay, nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm 2014; toàn tỉnh có 106/161 xã phường, thị trấn, 565/635 tổ chức CT - XH nhận ủy thác cấp xã 2.052/2.133 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn. Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng được củng cố và nâng cao, đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 2.133 Tổ TT&VV, trong đó có 1.881 Tổ được xếp loại tốt, 228 Tổ xếp loại khá, 22 tổ xếp loại trung bình.
Chính quyền các cấp có sự nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của hoạt động TDCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo hoạt động TDCS trên địa bàn, xác định đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm, tích cực phối hợp cùng NHCSXH trong công tác quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả, qua đó nâng cao được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện TDCS; các đơn vị nhận ủy thác với NHCSXH bám sát các chỉ tiêu, thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDCSXH ở địa phương.
Nhằm giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, UBND tỉnh chỉ đạo NHCSXH cùng các tổ chức CT - XH phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả, triển khai lồng ghép giữa chương trình vốn vay NHCSXH với các chương trình và mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. Tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời giới thiệu và tạo việc làm cho các đối tượng sau đào tạo nghề có việc làm thu nhập ổn định; phối hợp công tác tập huấn, tuyền truyền chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng các tổ chức CT - XH tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn cho hội viên và cán bộ tham gia học tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. MTTQ và các tổ chức CT - XH các cấp phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội và tập hợp lực lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến các tầng lớp Nhân dân nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách với phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần tăng cường quyền làm chủ, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong hoạt động TDCSXH, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, dưới sự định hướng của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cáp cấp, ngành hoạt động TDCSXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nguồn vốn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, nhất là sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác sang NHCSXH để cho vay, thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các Chương trình TDCSXH. Đặc biệt, kể từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH, UBND tỉnh và các địa phương đã thực hiện tốt việc cân đối nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn vay, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện các mục tiêu hàng năm về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kim Thoa
14/10/2024
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội
Thực hiện Chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã và các tổ chức, cá nhân tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TDCSXH, huy độngvà tập trung các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về TDCSXH
Trong 10 năm qua, các cấp, ngành, tổ chức CT - XH và NHCSXH đã thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, phổ biến quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và toàn thể Nhân dân về vị trí, vai trò và tính nhân văn sâu sắc cảu TDCSXH, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Một buổi giao dịch kết hợp tuyên truyền tại thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang (halang.caobang.gov.vn)
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời tới các tầng lớp Nhân dân về hoạt động TDCSXH, để Nhân dân nắm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động đa dạng hóa hoạt động thông tin tuyên tuyền để mọi người dân nắm bắt và hiểu rõ hơn về các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; phổ biến công khai các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua niêm yết quy định, quy trình, thủ tục các chương trình tín dụng tại UBND cấp xã. Các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn đều có hòm thư góp ý, công khai các thông tin về khách hàng , sao kê dư nợ, lãi suất cho vay, lãi suất tìn gửi và thông báo chính sách ưu đãi, nội quy giao dịch; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, trưởng thôn tổ chức tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ thông, bản...NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH) tổ chức tuyên truyền về hoạt động TDCSXH, các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước tại các cuộc họp giao ban ở Điểm giao dịch xã, các buổi sinh hoạt định kỳ của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); thông qua cuộc thi tìm hiểu về Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng...
Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đến toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị mình quản lý nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TDCSXH trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Đưa hoạt động TDCSXH thành nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Các tổ chức CT -XH đã thực hiện tốt các nội dung ủy thác, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao, luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách (TDCS), làm tốt công tác bình xét cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ, thu lãi, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Ưu tiên nguồn vốn vay để thực hiện các chương trình, dự án TDCSXH và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của hoạt động TDCSXH.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi lợn đen đem lại hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 19 chương trình TDCS. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2015 đến hết tháng 5/2024 đạt 8.921,7 tỷ đồng, với hơn 211.575 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 6.070,9 tỷ đồng; dư nợ các chương trình TDCS đạt 4.492,5 tỷ đồng, tăng 2.848,5 tỷ đồng so với năm 2014, với 61.636 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân 01 hộ dư nợ đạt 72,9 triệu đồng; người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Dư nợ TDCS phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm đạt 4.051,5 tỷ đồng; dư nợ TDCS phục vụ đời sống, sinh hoạt đạt 441 tỷ đồng, tập trung ở một số chương trình lớn như: Chương trình tín dụng hộ nghèo đến nay đạt 3.274 tỷ đồng với 84.174 hộ nghèo được vay vốn, qua đó giúp cho gần 44 nghìn lượt hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; Chương trình tín dụng hộ cận nghèo doanh số cho vay đạt 1.559,1 tỷ đồng, nguồn vốn đã đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nguy cơ tái nghèo; Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo với doanh số cho vay đạt 146,8 tỷ đồng, 2.520 hộ mới thoát nghèo được vay vốn; Chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, doanh số cho vay đạt 1.182,5 tỷ đồng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các xã vùng khó khăn; Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm, doanh số cho vay đạt 1.850,3 tỷ đồng giúp cho người lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thêm thu nhập góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững...
Qua công tác triển khai, quán triệt chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tỉnh ta đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TDCSXH. TDCSXH đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện TDCSXH
Đi đôi với tăng trưởng TDCSXH, tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức CT - XH các cấp phối hợp với NHCSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng TDCS; chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, công tác ủy thác và hoạt động Tổ TK&VV, đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, quá hạn. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng TDCS ngày càng được nâng lên, đến nay, nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm 2014; toàn tỉnh có 106/161 xã phường, thị trấn, 565/635 tổ chức CT - XH nhận ủy thác cấp xã 2.052/2.133 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn. Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng được củng cố và nâng cao, đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 2.133 Tổ TT&VV, trong đó có 1.881 Tổ được xếp loại tốt, 228 Tổ xếp loại khá, 22 tổ xếp loại trung bình.
Chính quyền các cấp có sự nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của hoạt động TDCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo hoạt động TDCS trên địa bàn, xác định đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm, tích cực phối hợp cùng NHCSXH trong công tác quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả, qua đó nâng cao được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện TDCS; các đơn vị nhận ủy thác với NHCSXH bám sát các chỉ tiêu, thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDCSXH ở địa phương.
Nhằm giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, UBND tỉnh chỉ đạo NHCSXH cùng các tổ chức CT - XH phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả, triển khai lồng ghép giữa chương trình vốn vay NHCSXH với các chương trình và mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. Tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời giới thiệu và tạo việc làm cho các đối tượng sau đào tạo nghề có việc làm thu nhập ổn định; phối hợp công tác tập huấn, tuyền truyền chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng các tổ chức CT - XH tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn cho hội viên và cán bộ tham gia học tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. MTTQ và các tổ chức CT - XH các cấp phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội và tập hợp lực lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến các tầng lớp Nhân dân nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách với phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần tăng cường quyền làm chủ, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong hoạt động TDCSXH, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, dưới sự định hướng của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cáp cấp, ngành hoạt động TDCSXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nguồn vốn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, nhất là sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác sang NHCSXH để cho vay, thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các Chương trình TDCSXH. Đặc biệt, kể từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH, UBND tỉnh và các địa phương đã thực hiện tốt việc cân đối nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn vay, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện các mục tiêu hàng năm về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kim Thoa
|