Toàn tỉnh giải ngân vốn đầu tư công đạt 38,8%
Lượt xem: 542

Tính đến hết tháng 9/2024, toàn tỉnh giải ngân vốn đầu tư công được 2.306.787/5.944.721 triệu đồng, đạt 38,8% kế hoạch. Trong đó, Kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 được 479.610/1.318.178 triệu đồng, đạt 36,4% kế hoạch; Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, giải ngân được 1.827.177/4.626.544 triệu đồng, đạt 39,5% KH.

anh tin bai

Tăng tốc thi công các công trình trọng điểm góp phần góp phần nâng cao kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh

Nguyên nhân dẫn đến kết quả giải ngân thấp chủ yếu là do tình hình thiên tai, mưa nhiều, lũ lụt, sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của nhà thầu. Các đơn vị chủ đầu tư chưa có các giải pháp quyết liệt, kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến tình trạng khan hiếm vật liệu đá và thiếu nguồn đấp đắp rất lớn; công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, trì trệ và các chủ đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp với các đơn vị trực tiếp giải phóng mặt bằng cũng như các đơn vị liên quan khác trong công tác giải phóng mặt bằng.

13/22 chủ đầu tư là các sở, ban ngành có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh; 8 đơn vị chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của tỉnh. Trong đó: Đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Hội nông dân (100%); đơn vị giải ngân với số vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (837.936 triệu đồng).  Có 4/10 chủ đầu tư là UBND các huyện, thành phố tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh: gồm Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình; UBND thành phố Cao Bằng). 6/10 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của tỉnh: gồm Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa).

Từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 5/4/2024, kịp thời phản ánh đúng tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đặc biệt ưu tiên tăng cường, huy động, thậm chí bổ sung thêm nhân sự để thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân vốn; Đôn đốc các nhà thầu thi công, tư vấn tăng cường nhân, vật lực và “tăng ca, tăng kíp” đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; Khẩn trương chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để đề xuất phương án điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng thời gian quy định nhằm đảm bảo giải ngân hết số vốn đã được giao.

Quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; tập trung phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến thu hồi đất, khan hiếm vật liệu (đá, đất đắp…). Đối với các chủ đầu tư vẫn còn có dự án còn vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tiếp tục khẩn trương chủ động, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, đẩy mạnh hoàn thành công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án nhằm đảm bảo kịp thời bàn giao mặt bằng và tăng tốc thi công công trình vào những tháng cuối năm 2024.

 

D.L

Toàn tỉnh giải ngân vốn đầu tư công đạt 38,8%

Tính đến hết tháng 9/2024, toàn tỉnh giải ngân vốn đầu tư công được 2.306.787/5.944.721 triệu đồng, đạt 38,8% kế hoạch. Trong đó, Kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 được 479.610/1.318.178 triệu đồng, đạt 36,4% kế hoạch; Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, giải ngân được 1.827.177/4.626.544 triệu đồng, đạt 39,5% KH.

anh tin bai

Tăng tốc thi công các công trình trọng điểm góp phần góp phần nâng cao kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh

Nguyên nhân dẫn đến kết quả giải ngân thấp chủ yếu là do tình hình thiên tai, mưa nhiều, lũ lụt, sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của nhà thầu. Các đơn vị chủ đầu tư chưa có các giải pháp quyết liệt, kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến tình trạng khan hiếm vật liệu đá và thiếu nguồn đấp đắp rất lớn; công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, trì trệ và các chủ đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp với các đơn vị trực tiếp giải phóng mặt bằng cũng như các đơn vị liên quan khác trong công tác giải phóng mặt bằng.

13/22 chủ đầu tư là các sở, ban ngành có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh; 8 đơn vị chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của tỉnh. Trong đó: Đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Hội nông dân (100%); đơn vị giải ngân với số vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (837.936 triệu đồng).  Có 4/10 chủ đầu tư là UBND các huyện, thành phố tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh: gồm Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình; UBND thành phố Cao Bằng). 6/10 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của tỉnh: gồm Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa).

Từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 5/4/2024, kịp thời phản ánh đúng tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đặc biệt ưu tiên tăng cường, huy động, thậm chí bổ sung thêm nhân sự để thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân vốn; Đôn đốc các nhà thầu thi công, tư vấn tăng cường nhân, vật lực và “tăng ca, tăng kíp” đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; Khẩn trương chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để đề xuất phương án điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng thời gian quy định nhằm đảm bảo giải ngân hết số vốn đã được giao.

Quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; tập trung phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến thu hồi đất, khan hiếm vật liệu (đá, đất đắp…). Đối với các chủ đầu tư vẫn còn có dự án còn vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tiếp tục khẩn trương chủ động, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, đẩy mạnh hoàn thành công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án nhằm đảm bảo kịp thời bàn giao mặt bằng và tăng tốc thi công công trình vào những tháng cuối năm 2024.

 

D.L





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1