Một số vấn đề trong phát triển hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng
31/03/2016
Lượt xem: 791
Cây hạt Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi là cây Dẻ ván, là giống cây thích hợp với đất đồi, sườn núi, đất nương rẫy cũ và khí hậu lạnh. Tên khoa học của cây hạt Dẻ là castanea Mollissima. Cây được trồng bằng hạt. Để có cây tốt cho năng suất cao, cần chú ý lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, sai quả, hạt to.
Cây hạt Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi là cây Dẻ ván, là giống cây thích hợp với đất đồi, sườn núi, đất nương rẫy cũ và khí hậu lạnh. Tên khoa học của cây hạt Dẻ là castanea Mollissima. Cây được trồng bằng hạt. Để có cây tốt cho năng suất cao, cần chú ý lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, sai quả, hạt to. Sau khi thu hái, hạt giống cần được bảo quản tốt, không gieo giống ngay để tránh sâu bệnh. Cây hạt Dẻ Trùng Khánh có giá trị kinh tế cao, so với các cây trồng khác tại địa phương như ngô, sắn, giá trị kinh tế của cây hạt Dẻ cao gấp từ 3 đến 5 lần.
Thực trạng sản xuất và thương mại hạt Dẻ Trùng Khánh
Mặc dù được đánh giá là cây mũi nhọn của huyện, nhưng những năm qua cây Dẻ Trùng Khánh vẫn chưa được chú trọng, quan tâm phát triển và đầu tư đúng mức. Từ năm 2001, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt Dự án trồng hạt Dẻ ở 3 huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên với tổng diện tích 2.500 ha. Riêng huyện Trùng Khánh, từ năm 2005, HĐND huyện cũng đã xác định “Cây hạt Dẻ là cây thế mạnh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cây chủ lực giảm nghèo cho hộ nông dân”.

Một vườn Dẻ tại huyện Trùng Khánh
Theo báo cáo của huyện Trùng Khánh đến nay, toàn huyện có khoảng 630 ha có khả năng trồng cây hạt Dẻ, trong đó, diện tích đang trồng là 242,73 ha, có thể mở rộng thêm 387,47 ha, cây hạt Dẻ được trồng tập trung chủ yếu tại các xã: Chí Viễn, Phong Châu, Đình Minh, Khâm Thành, Ngọc Khê, Đình Phong. Những năm qua, diện tích trồng, năng suất và sản lượng cây hạt Dẻ không tăng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa thật sự vào cuộc; đa số người dân trồng cây hạt Dẻ vẫn theo tập quán cũ; việc trồng và chăm sóc cây Dẻ không áp dụng đúng theo kỹ thuật đã được tập huấn ...
Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất và thương mại, hạt Dẻ Trùng Khánh còn tồn tại một số bật cập: Thiếu sự gắn kết với sản xuất thương mại, không tìm được đầu ra ổn định, khó khuyến khích người trồng. Mặc dù cây hạt Dẻ Trùng Khánh đã có thương hiệu nhưng chưa có tổ chức, doanh nghiệp nào đứng ra xây dựng và bảo vệ; hạt Dẻ Trùng Khánh bị hạt Dẻ nhập từ Trung Quốc lấn át, chiếm lĩnh thị trường, với giá bán thấp hơn từ 50-70%. Quy trình sản xuất không gắn kết với ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ quy hoạch đất đai, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, thu nhặt, bảo quản và chế biến. Thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch chính sách, thực hiện và triển khai giữa cơ quan nhà nước tại địa phương, người trồng cây hạt Dẻ, các tiểu thương và cá nhân kinh doanh hạt Dẻ. Sau khi có dự án, quy hoạch thì việc triển khai trồng, thu mua, xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu chưa được thực hiện nghiêm túc đồng bộ nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Một số giải pháp phát triển cây hạt Dẻ Trùng Khánh
Để giữ gìn và phát triển thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh, tỉnh ta cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp như: Bảo vệ thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh mà trước tiên là xây dựng thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh để người tiêu dùng có thể phân biệt được hạt Dẻ Trùng Khánh với các loại hạt Dẻ khác. Cần gắn kết sản xuất với thị trường hàng hóa, tạo lập chuỗi giá trị thương mại cho đặc sản này. Cần nhanh chóng quy hoạch phát triển diện tích trồng cây hạt Dẻ Trùng Khánh, nhằm tăng sản lượng và phải đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trồng cây hạt Dẻ, đặc biệt là trong xây dựng, phát triển thương hiệu và chuỗi cung ứng giá trị cho hạt Dẻ Trùng Khánh. Đồng thời chính quyền địa phương cần gia tăng sự hỗ trợ nhiều mặt đối với cây hạt Dẻ như: Nguồn vốn, quỹ đất để gieo trồng, phát triển thủy lợi tạo điều kiện tốt nhất để người dân phát triển loại cây này một cách thuận lợi; nghiên cứu áp dụng những công cụ máy móc giúp người trồng trong thu hái, chế biến giảm bớt chi phí lao động, giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Hạt Dẻ được bán tại chợ Xanh, TP Cao Bằng
Hạt Dẻ Trùng Khánh là một đặc sản địa phương, đã nổi tiếng từ rất lâu nhưng chưa có thương hiệu pháp lý. Trong thời gian tới, huyện Trùng Khánh cần giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp để cây hạt Dẻ Trùng Khánh có thương hiệu được bảo vệ, đem lại nhiều lợi ích cho địa phương, thực sự là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại huyện Trùng Khánh.
Kim Thoa
(Tổng hợp từ tham luận tại Hội Thảo Quốc tế "Chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng” )
31/03/2016
Một số vấn đề trong phát triển hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng
Cây hạt Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi là cây Dẻ ván, là giống cây thích hợp với đất đồi, sườn núi, đất nương rẫy cũ và khí hậu lạnh. Tên khoa học của cây hạt Dẻ là castanea Mollissima. Cây được trồng bằng hạt. Để có cây tốt cho năng suất cao, cần chú ý lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, sai quả, hạt to.
Cây hạt Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi là cây Dẻ ván, là giống cây thích hợp với đất đồi, sườn núi, đất nương rẫy cũ và khí hậu lạnh. Tên khoa học của cây hạt Dẻ là castanea Mollissima. Cây được trồng bằng hạt. Để có cây tốt cho năng suất cao, cần chú ý lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, sai quả, hạt to. Sau khi thu hái, hạt giống cần được bảo quản tốt, không gieo giống ngay để tránh sâu bệnh. Cây hạt Dẻ Trùng Khánh có giá trị kinh tế cao, so với các cây trồng khác tại địa phương như ngô, sắn, giá trị kinh tế của cây hạt Dẻ cao gấp từ 3 đến 5 lần.
Thực trạng sản xuất và thương mại hạt Dẻ Trùng Khánh
Mặc dù được đánh giá là cây mũi nhọn của huyện, nhưng những năm qua cây Dẻ Trùng Khánh vẫn chưa được chú trọng, quan tâm phát triển và đầu tư đúng mức. Từ năm 2001, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt Dự án trồng hạt Dẻ ở 3 huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên với tổng diện tích 2.500 ha. Riêng huyện Trùng Khánh, từ năm 2005, HĐND huyện cũng đã xác định “Cây hạt Dẻ là cây thế mạnh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cây chủ lực giảm nghèo cho hộ nông dân”.

Một vườn Dẻ tại huyện Trùng Khánh
Theo báo cáo của huyện Trùng Khánh đến nay, toàn huyện có khoảng 630 ha có khả năng trồng cây hạt Dẻ, trong đó, diện tích đang trồng là 242,73 ha, có thể mở rộng thêm 387,47 ha, cây hạt Dẻ được trồng tập trung chủ yếu tại các xã: Chí Viễn, Phong Châu, Đình Minh, Khâm Thành, Ngọc Khê, Đình Phong. Những năm qua, diện tích trồng, năng suất và sản lượng cây hạt Dẻ không tăng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa thật sự vào cuộc; đa số người dân trồng cây hạt Dẻ vẫn theo tập quán cũ; việc trồng và chăm sóc cây Dẻ không áp dụng đúng theo kỹ thuật đã được tập huấn ...
Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất và thương mại, hạt Dẻ Trùng Khánh còn tồn tại một số bật cập: Thiếu sự gắn kết với sản xuất thương mại, không tìm được đầu ra ổn định, khó khuyến khích người trồng. Mặc dù cây hạt Dẻ Trùng Khánh đã có thương hiệu nhưng chưa có tổ chức, doanh nghiệp nào đứng ra xây dựng và bảo vệ; hạt Dẻ Trùng Khánh bị hạt Dẻ nhập từ Trung Quốc lấn át, chiếm lĩnh thị trường, với giá bán thấp hơn từ 50-70%. Quy trình sản xuất không gắn kết với ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ quy hoạch đất đai, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, thu nhặt, bảo quản và chế biến. Thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch chính sách, thực hiện và triển khai giữa cơ quan nhà nước tại địa phương, người trồng cây hạt Dẻ, các tiểu thương và cá nhân kinh doanh hạt Dẻ. Sau khi có dự án, quy hoạch thì việc triển khai trồng, thu mua, xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu chưa được thực hiện nghiêm túc đồng bộ nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Một số giải pháp phát triển cây hạt Dẻ Trùng Khánh
Để giữ gìn và phát triển thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh, tỉnh ta cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp như: Bảo vệ thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh mà trước tiên là xây dựng thương hiệu hạt Dẻ Trùng Khánh để người tiêu dùng có thể phân biệt được hạt Dẻ Trùng Khánh với các loại hạt Dẻ khác. Cần gắn kết sản xuất với thị trường hàng hóa, tạo lập chuỗi giá trị thương mại cho đặc sản này. Cần nhanh chóng quy hoạch phát triển diện tích trồng cây hạt Dẻ Trùng Khánh, nhằm tăng sản lượng và phải đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trồng cây hạt Dẻ, đặc biệt là trong xây dựng, phát triển thương hiệu và chuỗi cung ứng giá trị cho hạt Dẻ Trùng Khánh. Đồng thời chính quyền địa phương cần gia tăng sự hỗ trợ nhiều mặt đối với cây hạt Dẻ như: Nguồn vốn, quỹ đất để gieo trồng, phát triển thủy lợi tạo điều kiện tốt nhất để người dân phát triển loại cây này một cách thuận lợi; nghiên cứu áp dụng những công cụ máy móc giúp người trồng trong thu hái, chế biến giảm bớt chi phí lao động, giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Hạt Dẻ được bán tại chợ Xanh, TP Cao Bằng
Hạt Dẻ Trùng Khánh là một đặc sản địa phương, đã nổi tiếng từ rất lâu nhưng chưa có thương hiệu pháp lý. Trong thời gian tới, huyện Trùng Khánh cần giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp để cây hạt Dẻ Trùng Khánh có thương hiệu được bảo vệ, đem lại nhiều lợi ích cho địa phương, thực sự là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại huyện Trùng Khánh.
Kim Thoa
(Tổng hợp từ tham luận tại Hội Thảo Quốc tế "Chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng” )
|