Công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 615

Do ảnh hưởng mưa lớn diện rộng, kéo dài từ ngày 07 đến ngày 08/9/2024, đặc biệt mưa rất to trong ngày và đêm 08/9 đến sáng 10/9/2024 xuất hiện lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp. Kèm theo mưa lớn, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Mưa lớn gây ngập úng một số khu vực dân cư tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hòa An và thành phố Cao Bằng. Sạt lở đất, đá xảy ra toàn bộ các khu vực huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng (Giáo dục, Y tế, giao thông, trụ sở cơ quan, đơn vị…). đặc biệt xảy ra sạt lở đất lớn tại xã Yên Lạc, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình (vụ sạt lở đất kết hợp lũ lớn đã vùi lấp và cuốn trôi nhiều người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến QL34) làm 55 người chết; 19 người bị thương; 2 người mất tích; 2.239 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 2.076 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, gãy đổ, vùi lấp; 28,95 ha cây trồng lâu năm bị sạt lở, gẫy; 02 ha cây ăn quả bị ngập nước; 3.300 con gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi. Hơn 1.400 vị trí sạt lở, sụt lún tại nhiều tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến giao thông nông thôn, trong đó hơn 180 vị trí sạt lở lớn gây tắc đường; 23 cầu dân sinh bị hư hỏng; 45 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, vùi lấp; 118 cột điện bị đổ gẫy, 38 điểm trường học, 5 cơ cở y tế bị thiệt hại do sạt lở, ngập nước, tốc mái...

anh tin bai

Sạt lở đất xảy ra tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình gây thiệt hại về người và nhà ở

Tỉnh Cao Bằng đã chủ động và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương và tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, các văn bản của tỉnh về công tác triển khai công tác ứng phó và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các lực lượng nắm chắc diễn biển tình hình để chủ động các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

anh tin bai

Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa tại địa bàn thành phố Cao Bằng

Ngay sau khi xảy ra thiên tai đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với lãnh đạo các sở, ban, ngành đã đến kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình; Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại huyện Nguyên Bình do đồng chí Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổng Chỉ huy để trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3 tại hiện trường về công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục khẩn cấp các điểm sạt lở đất làm ách tắc trên tuyến giao thông trọng yếu của tỉnh.

anh tin bai

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh trao quà, động viên cán bộ và nhân dân xã Yên Lạc.(Ảnh theo baocaobang.vn)

 Từ ngày 06/9-15/9/2024, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, đảm bảo giao thông, phương án đảm bảo an toàn dân cư khu vực có nguy cơ về sạt lở đất và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu bão tại một số địa phương trong tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các địa bàn chịu thiệt hại nghiêm trọng (huyện Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng); thăm hỏi, động viên các nạn nhân, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng và tại huyện Nguyên Bình. Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại thành phố Cao Bằng và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng; tại các buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã báo cáo tình hình thiệt hại, triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn và kiến nghị Thủ tưởng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị lần thứ 56 để bản, thống nhất các biện pháp tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

anh tin bai

Ban Cán sự đảng, lãnh đạo UBND tỉnh họp bàn biện pháp, chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các lực lượng quân sự (Quân khu I, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), công an, biên phòng, y tế triển khai phương tiện, nhân lực phối hợp với chính quyền địa phương huy động các lực lượng xung kích, dân quân tại chỗ đã triển khai nhanh chóng tiếp cận hiện trường xảy ra sạt lở thực hiện cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, người bị thương đưa đi chữa trị kịp thời, đồng thời các địa phương vận động nhân dân hỗ trợ giúp đỡ nhau chủ động khắc phục nhà ở bị thiệt hại, các nhà ở bị sạt lở đang có nguy cơ bị sạt tiếp đã sơ tán, di dời đến nơi an toàn. Tỉnh đã huy động trên 7.630 lượt người tham gia khắc phục thiên tai; huy động 86 xe ô tô các loại, 35 xuồng cứu hộ đường thủy, trên 24 máy xúc, 35 xuồng máy và 447 áo phao để tham gia khắc phục hậu quả.

Công tác hỗ trợ, cứu trợ đảm bảo ổn định sinh hoạt, đời sống người dân vùng bị thiên tai được triển khai kịp thời bằng các hoạt động chi hỗ trợ, thăm hỏi gia đình có người chết, người bị thương, các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai (số liệu cập nhật đến 17h00 ngày 16/9/2024), cụ thể: Bộ Quốc phòng: hỗ trợ 3 chuyến bay, 5 tấn gạo, 1,9 tấn nhu yếu phẩm, nước uống; Bộ Tư lệnh Quân khu I hỗ trợ 10 triệu đồng/1 người chết, 5 triệu đồng/1 người bị thương; tỉnh Cao Bằng đã trực tiếp làm việc và tiếp nhận kinh phí hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên, Tập Đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ủng hộ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả thiên tai với tổng kinh phí là 9,0 tỷ đồng; tiếp nhận 50 tấn gạo của Chính phủ hỗ trợ; kịp thời hỗ trợ 1.268 triệu đồng để chi phi mai táng cho 49 người chết do thiên tai và thăm hỏi động viên, hỗ trợ đột xuất cho 11 bệnh nhân bị thương.

Ngoài ra, còn nhiều đơn vị, nhà hảo tâm hỗ trợ các cơ sở giáo dục bị thiệt hại, ảnh hưởng. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tiếp  nhận và chuyển khoản số tiền trên 120 tỷ đồng; tiếp nhận 102,152 tấn gạo; 260 tấn hàng nhu yếu phẩm phân bổ cho các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang, Thạch An, Hoà An, thành phố Cao Bằng. Địa phương đã bố trí nhà bạt cho các hộ dân khu vực sơ tán, đảm bảo ổn định sinh hoạt; thực hiện khảo sát, tìm vị trí và khởi công xây dựng mới nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, vùi lấp tại 02 điểm sạt lở khu dân cư của huyện Nguyên Bình.

Để khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, sửa chữa khắc phục nhanh cơ sở hạ tầng nhằm khôi phục phát triển kinh tế. Tỉnh Cao Bằng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, và các Bộ, ngành liên quan, xem xét, hỗ trợ 740 tỷ đồng để khắc phục nhà ở bị thiệt hại do sạt lở, ngập lụt, các công trình cơ sở hạ tầng (Giao thông, giáo dục, y tế...); khôi phục sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại.

Đối với thiệt hại trên các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh do Cục đường bộ Việt Nam quản lý (sơ bộ thiệt hại khoảng 140 tỷ đồng), đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ triển khai kịp thời các phương án đảm bảo ATGT và khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xử lý khẩn cấp, chống sạt lở bờ sông, gồm 02 dự án với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng.

Dương Liễu

Công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn tỉnh

Do ảnh hưởng mưa lớn diện rộng, kéo dài từ ngày 07 đến ngày 08/9/2024, đặc biệt mưa rất to trong ngày và đêm 08/9 đến sáng 10/9/2024 xuất hiện lũ lớn trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh gây ngập lụt khu vực ven sông vùng trũng thấp. Kèm theo mưa lớn, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Mưa lớn gây ngập úng một số khu vực dân cư tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hòa An và thành phố Cao Bằng. Sạt lở đất, đá xảy ra toàn bộ các khu vực huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng (Giáo dục, Y tế, giao thông, trụ sở cơ quan, đơn vị…). đặc biệt xảy ra sạt lở đất lớn tại xã Yên Lạc, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình (vụ sạt lở đất kết hợp lũ lớn đã vùi lấp và cuốn trôi nhiều người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến QL34) làm 55 người chết; 19 người bị thương; 2 người mất tích; 2.239 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 2.076 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, gãy đổ, vùi lấp; 28,95 ha cây trồng lâu năm bị sạt lở, gẫy; 02 ha cây ăn quả bị ngập nước; 3.300 con gia súc, gia cầm bị chết do sạt lở, cuốn trôi. Hơn 1.400 vị trí sạt lở, sụt lún tại nhiều tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến giao thông nông thôn, trong đó hơn 180 vị trí sạt lở lớn gây tắc đường; 23 cầu dân sinh bị hư hỏng; 45 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, vùi lấp; 118 cột điện bị đổ gẫy, 38 điểm trường học, 5 cơ cở y tế bị thiệt hại do sạt lở, ngập nước, tốc mái...

anh tin bai

Sạt lở đất xảy ra tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình gây thiệt hại về người và nhà ở

Tỉnh Cao Bằng đã chủ động và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương và tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, các văn bản của tỉnh về công tác triển khai công tác ứng phó và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các lực lượng nắm chắc diễn biển tình hình để chủ động các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

anh tin bai

Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa tại địa bàn thành phố Cao Bằng

Ngay sau khi xảy ra thiên tai đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với lãnh đạo các sở, ban, ngành đã đến kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Nguyên Bình; Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại huyện Nguyên Bình do đồng chí Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổng Chỉ huy để trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3 tại hiện trường về công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục khẩn cấp các điểm sạt lở đất làm ách tắc trên tuyến giao thông trọng yếu của tỉnh.

anh tin bai

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh trao quà, động viên cán bộ và nhân dân xã Yên Lạc.(Ảnh theo baocaobang.vn)

 Từ ngày 06/9-15/9/2024, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, đảm bảo giao thông, phương án đảm bảo an toàn dân cư khu vực có nguy cơ về sạt lở đất và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu bão tại một số địa phương trong tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các địa bàn chịu thiệt hại nghiêm trọng (huyện Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng); thăm hỏi, động viên các nạn nhân, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng và tại huyện Nguyên Bình. Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Đoàn công tác của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại thành phố Cao Bằng và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng; tại các buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã báo cáo tình hình thiệt hại, triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn và kiến nghị Thủ tưởng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị lần thứ 56 để bản, thống nhất các biện pháp tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

anh tin bai

Ban Cán sự đảng, lãnh đạo UBND tỉnh họp bàn biện pháp, chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các lực lượng quân sự (Quân khu I, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), công an, biên phòng, y tế triển khai phương tiện, nhân lực phối hợp với chính quyền địa phương huy động các lực lượng xung kích, dân quân tại chỗ đã triển khai nhanh chóng tiếp cận hiện trường xảy ra sạt lở thực hiện cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, người bị thương đưa đi chữa trị kịp thời, đồng thời các địa phương vận động nhân dân hỗ trợ giúp đỡ nhau chủ động khắc phục nhà ở bị thiệt hại, các nhà ở bị sạt lở đang có nguy cơ bị sạt tiếp đã sơ tán, di dời đến nơi an toàn. Tỉnh đã huy động trên 7.630 lượt người tham gia khắc phục thiên tai; huy động 86 xe ô tô các loại, 35 xuồng cứu hộ đường thủy, trên 24 máy xúc, 35 xuồng máy và 447 áo phao để tham gia khắc phục hậu quả.

Công tác hỗ trợ, cứu trợ đảm bảo ổn định sinh hoạt, đời sống người dân vùng bị thiên tai được triển khai kịp thời bằng các hoạt động chi hỗ trợ, thăm hỏi gia đình có người chết, người bị thương, các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai (số liệu cập nhật đến 17h00 ngày 16/9/2024), cụ thể: Bộ Quốc phòng: hỗ trợ 3 chuyến bay, 5 tấn gạo, 1,9 tấn nhu yếu phẩm, nước uống; Bộ Tư lệnh Quân khu I hỗ trợ 10 triệu đồng/1 người chết, 5 triệu đồng/1 người bị thương; tỉnh Cao Bằng đã trực tiếp làm việc và tiếp nhận kinh phí hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên, Tập Đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ủng hộ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả thiên tai với tổng kinh phí là 9,0 tỷ đồng; tiếp nhận 50 tấn gạo của Chính phủ hỗ trợ; kịp thời hỗ trợ 1.268 triệu đồng để chi phi mai táng cho 49 người chết do thiên tai và thăm hỏi động viên, hỗ trợ đột xuất cho 11 bệnh nhân bị thương.

Ngoài ra, còn nhiều đơn vị, nhà hảo tâm hỗ trợ các cơ sở giáo dục bị thiệt hại, ảnh hưởng. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tiếp  nhận và chuyển khoản số tiền trên 120 tỷ đồng; tiếp nhận 102,152 tấn gạo; 260 tấn hàng nhu yếu phẩm phân bổ cho các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang, Thạch An, Hoà An, thành phố Cao Bằng. Địa phương đã bố trí nhà bạt cho các hộ dân khu vực sơ tán, đảm bảo ổn định sinh hoạt; thực hiện khảo sát, tìm vị trí và khởi công xây dựng mới nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, vùi lấp tại 02 điểm sạt lở khu dân cư của huyện Nguyên Bình.

Để khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, sửa chữa khắc phục nhanh cơ sở hạ tầng nhằm khôi phục phát triển kinh tế. Tỉnh Cao Bằng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, và các Bộ, ngành liên quan, xem xét, hỗ trợ 740 tỷ đồng để khắc phục nhà ở bị thiệt hại do sạt lở, ngập lụt, các công trình cơ sở hạ tầng (Giao thông, giáo dục, y tế...); khôi phục sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại.

Đối với thiệt hại trên các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh do Cục đường bộ Việt Nam quản lý (sơ bộ thiệt hại khoảng 140 tỷ đồng), đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ triển khai kịp thời các phương án đảm bảo ATGT và khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xử lý khẩn cấp, chống sạt lở bờ sông, gồm 02 dự án với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng.

Dương Liễu





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1