Hiệu quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Lượt xem: 2575

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" là một trong những phong trào thi đua được Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng triển khai và thực hiện có hiệu quả. Phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống và tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ động viên tinh thần, nghị lực vượt khó của quần chúng nhân dân vươn lên làm giàu chính đáng và nâng cao vai trò, vị thế của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" là một trong những phong trào thi đua được Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng triển khai và thực hiện có hiệu quả. Phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống và tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ động viên tinh thần, nghị lực vượt khó của quần chúng nhân dân vươn lên làm giàu chính đáng và nâng cao vai trò, vị thế của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

1,1

Nông dân xã Đào Ngạn chăm sóc thuốc lá vụ Đông.

Xác định thực hiện tốt phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy, Hội Nông dân tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, giúp hội viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa phong trào, quy định tiêu chuẩn hộ SXKD giỏi để đăng ký, phấn đấu; tập trung triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, dạy nghề.... Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập, từ đó vận dụng vào tình hình thực tế tại gia đình.

5 năm qua, Hội nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 5.218 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ với 190.217 lượt người tham dự; 10.530 cuộc tuyên truyền với 351.267 lượt người tham dự, tổ chức 1.210 điểm trình diễn các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tham mưu cho Ban vận động Quỹ hỗ trợ nông dân cùng cấp triển khai vận động được trên 25 tỷ đồng. Hàng năm, Hội Ký kết hợp đồng trách nhiệm với Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng cho nông dân vay phân bón theo phương thức ứng trước, trong giai đoạn 2012 - 2016 đã cung ứng được trên 8.000 tấn phân bón các loại trị giá gần 20 tỷ đồng. Công tác đào tạo, dạy nghề cho nông dân được các cấp Hội quan tâm, thực hiện. Trong 5 năm, Hội Nông dân tỉnh mở 34 lớp cho 992 hội viên tham gia, phối hợp với các ngành chức năng mở 60 lớp cho 1.800 hội viên. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho hội viên, nông dân.

2,2

Nuôi bò vỗ béo mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân thị trấn Pác Mjầu (Bảo Lâm).

Giai đoạn 2012 - 2016, toàn tỉnh đã có 108.586 lượt hộ nông dân được Hội Nông dân các cấp công nhận đạt danh hiệu Nông dân SXKDG các cấp, trong đó, Trung ương 271 hộ, cấp tỉnh 3.175 hộ, cấp huyện 16.116 hộ, cấp cơ sở 88.974 hộ; 100 hộ được UBND tỉnh khen, 112 hộ được Hội HND tỉnh khen; 7 hộ nông dân SXKDG tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích trong lao động sản xuất góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;  4 hộ nông dân SXKDG tiêu biểu cấp Trung ương tham dự hội nghị toàn quốc sắp tới…  

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các loại hình hợp tác sản xuất, kinh tế tập thể, trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thành lập các tổ hợp tác, HTX nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tham gia tích cực củng cố và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. So với giai đoạn 2007 - 2011, số hộ có mức thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm tăng gấp 4,5 lần, số hộ có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/năm tăng 2,5 lần. Trong những năm qua, đã có nhiều tấm gương nông dân vượt khó, phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ kinh doanh giỏi, điển hình như hộ ông Ma Ngọc Vỹ, chi hội xóm 5, Nam Phong, xã Hưng Đạo, trồng trên 350 trụ thanh long, 200 cây đào cảnh cho thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm; ông Lê Gia Hưng, ở tổ 1 Dã Hương, thị trấn Nước Hai, Hòa An với mô hình chăn nuôi, trồng trọt kết hợp với dịch vụ, thu nhập hàng năm trên 400 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động; hộ ông Vương Văn Nhân, xóm Nà Tiều, xã Lương Can, huyện Thông Nông với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản với số lượng trên 40 con, hàng năm thu nhập trên 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 15 lao động; ông Đặng Phụ Lìn, xóm Nặm Cốp, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc với mô hình trồng cây trúc sào kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng năm thu nhập trên 415 triệu đồng, giúp đỡ được 20 lao động có việc làm;...Qua phong trào, tinh thần đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân đã trở thành nền nếp trong sản xuất và đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư nông thôn, xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.

Đánh giá về phong trào này, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hoàng Thanh Bình khẳng định:  Với 2.444 chi hội, 89.338 HV, chiếm 91,7% so với tổng số hộ nông nghiệp trong toàn tỉnh hưởng ứng phong trào thi đua SXKDG đã tạo sức hút và sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa các tổ chức Hội với hội viên, nông dân. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả và bền vững. Để phong trào ngày càng thu hút đông đảo nông dân, Hội Nông dân các cấp làm tốt công tác liên kết “4 nhà”, tổ chức hoạt động dịch vụ để hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển SXKD bằng nhiều hình thức; phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên, nông dân. Tiếp tục xây dựng và mở rộng quy mô Quỹ Hỗ trợ nông dân để hội viên, nông dân được vay vốn phát triển kinh tế; xây dựng mô hình điểm phát triển kinh tế hiệu quả; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và nhân tố mới sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Có thể nói, Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân, có sức lan toả rộng lớn và thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia. Phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Dương Liễu - Ngọc Ái





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1