Thổ nhưỡng Cao Bằng
Lượt xem: 3207

Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F) và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các nhóm đất đó.

Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F) và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các nhóm đất đó.

Đặc điểm của nhóm đất núi

Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm 32,81%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm.
Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ chính.
Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm 90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp III chiếm 0,31%.

Đặc điểm của nhóm đất ồi (Nhóm đất đỏ vàng) 

Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm 3,88%.
Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm. Tầng dày cấp II (50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm. Tầng dày cấp III (< 50 cm) chiếm 27,3% so với cả nhóm.
Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm.... chiếm diện tích lớn: 47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23%.
Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa số đất có tầng dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn. Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp.

Đặc điểm của nhóm đất Bằng - Thung lũng

Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam và chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo lạc đến Thạch An.
Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé.
Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều tra. Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (Phù sa được bồi và phù sa không được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit....Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ.
Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng.
Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn.
Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn.
Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.
 
 
 
 
Nguồn: www.caobang.gov.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1