Đặc điểm dân số
Lượt xem: 4889

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ

1. Dân số và sự gia tăng dân số

Cao Bằng là một trong 10 tỉnh có dân số thấp nhất cả nước. Năm 2020, dân số Cao Bằng là 533.086 người, đứng thứ 13 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ), dân số xếp trên tỉnh Bắc Kạn (316,5 nghìn người) và tỉnh Lai Châu (469,9 nghìn người); đứng thứ 61 của cả nước. Thành phố Cao Bằng có dân số đông nhất là 73.940 người, huyện có dân số thấp nhất là Hạ Lang 25.564 người.

Bảng 1.  Dân số và sự gia tăng dân số tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2005-2020

Năm

2005

2009

2015

2019

2020

(sơ bộ)

Số dân (người)

513.696

507.647

521.982

530.856

533.086

Tỷ suất sinh thô (‰)

18,6

18,1

13,32

16,6

16,2

Tỷ suất tử thô (‰)

8,1

7,8

12,78

10,7

10,3

Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰)

10,5

10,3

6,4

5,9

5,9

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2005, 2009, 2015, 2019, 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2006, 2010, 2016, 2020, 2021)

Trong 15 năm trở lại đây (2005-2020), dân số Cao Bằng có xu hướng tăng nhẹ, tăng 28.155 người. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, còn 5,9‰ năm 2020, thấp hơn tỷ lệ gia tăng tự nhiên của cả nước (10,2‰).

Nguyên nhân chủ yếu là do Cao Bằng đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp dân số - kế hoạch hoá gia đình. Trong đó, tỷ suất sinh thô có xu hướng giảm nhẹ từ 18,6‰ (năm 2005) xuống còn 16,2‰ (năm 2020) song vẫn còn cao so với tỷ suất sinh thô của cả nước. Trong khi đó, tỷ suất tử thô có xu hướng tăng nhẹ nên gia tăng tự nhiên hiện nay chỉ ở mức thấp.

2. Cơ cấu dân số

2.1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Qua 20 năm, dân số và cơ cấu dân số của tất cả các nhóm tuổi đều thay đổi theo hướng giảm nhanh số lượng dân số ở các độ tuổi dưới 15, tăng ở các độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ trọng dân số từ 0-14 tuổi chiếm 26,3% và từ 65 tuổi trở lên là 7,2%. Cơ cấu dân số tỉnh Cao Bằng đang có sự chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.

Bảng 2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Đơn vị: %

Nhóm tuổi

1999

2009

2019

2020

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

0-14 tuổi

36,5

26,1

26,2

25,67

15-59 tuổi

55,1

64,7

63,0

63,47

Trên 60

8,4

9,2

10,8

10,86

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/1999 ngày 01/4/2009, 01/4/2019 và tính toán năm 2020 của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng)

Nhờ giảm sinh nên tỷ trọng nhóm từ 0-14 tuổi giảm nhanh, từ 36,5% (năm 1999) xuống còn 26,1% (năm 2009) và đến năm 2020 là 25,67%; giảm nhanh nhất là giai đoạn 10 năm (1999-2009). Số con trong mỗi gia đình giảm đi đồng nghĩa với mong muốn nâng cao chất lượng nuôi dạy con cái của các cặp vợ chồng tăng lên - là nhu cầu và cũng là thách thức của xã hội đối với chăm sóc, nuôi dạy và tạo việc làm cho lớp trẻ. Trong 20 năm (1999-2019), tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh (11,4%) nên có nguồn lao động dồi dào. Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8,4% (năm 1999) lên 10,9% (năm 2020), đây là thách thức về tăng nhu cầu phúc lợi cho người cao tuổi.

Hình dạng tháp dân số của năm 2009 và năm 2019 cho thấy, năm 2019 có xu hướng thu hẹp ở đáy và đỉnh tháp, phình to ở giữa thể hiện mức sinh giảm, dân số trong độ tuổi lao động lớn, tuổi thọ trung bình tăng.

Kết quả giảm sinh đã làm thay đổi rõ rệt cơ cấu dân số theo tuổi. Cao Bằng bước vào giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc (người 15-60 tuổi/người 0-14 tuổi và trên 60 tuổi), tạo lợi thế về nguồn nhân lực và là một điều kiện quan trọng để nền kinh tế có bước tăng trưởng bứt phá.

Hình 1. Tháp dân số tỉnh Cao Bằng năm 2009 và 2019

anh tin bai

Tuy nhiên, với điều kiện của một tỉnh nghèo, kinh tế đang phát triển, việc đầu tư mở rộng sản xuất các ngành nghề còn gặp nhiều khó khăn, thì đây là một thách thức lớn. Nếu không đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động cho phát triển thì chính lực lượng lao động này lại là gánh nặng cho nền kinh tế và có thể phát sinh những tiêu cực xã hội. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, cơ cấu dân số vàng có thể kéo dài khoảng 30-40 năm và đi liền với nó là già hoá dân số. Vì vậy, song song với việc tận dụng lợi thế dân số vàng, tỉnh cần phải chuẩn bị tốt cho vấn đề già hóa dân số. Già hóa dân số đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở Cao Bằng mà trên cả nước và toàn thế giới, nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội: thị trường lao động bị thiếu hụt, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...

2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu giới tính toàn tỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019 ở mức độ trung bình, với tỷ lệ nữ 49,9%; nam 50,1%.

Bảng 3. Tỷ số giới tính, tỷ số giới tính khi sinh
của Cao Bằng qua các năm

Đơn vị: số nam/100 nữ

Năm

1999

2009

2019

2020

Tỷ số giới tính

96

100

103

100,35

Tỷ số giới tính khi sinh

94

105

113

113,1

- Thành thị

122

121

115

115,0

- Nông thôn

93

104

113

112,6

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/1999, ngày 01/4/2009 và ngày 01/4/2019, Cục Thống kê tỉnh  Cao Bằng).

Bảng 4.  Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2020
phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh

TT

Huyện, thành phố

Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/km2)

Tổng số

6.700,39

533.086

79,56

1

Thành phố

107,12

73.940

690,25

2

Bảo Lạc

920,73

54.681

59,39

3

Bảo Lâm

913,06

65.414

71,64

4

Hạ Lang

456,51

25.564

56

5

Hà Quảng

811,18

58.312

71,89

6

Hoà An

605,85

53.075

87,60

7

Nguyên Bình

837,95

39.840

47,54

8

Quảng Hòa

668,95

63.383

94,75

9

Thạch An

691,04

30.054

43,49

10

Trùng Khánh

688,00

68.823

100,03

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2021).

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện và thành phố trong tỉnh: thành phố Cao Bằng có mật độ dân số cao nhất (690,25 người/km2), huyện Thạch An có mật độ dân số thấp nhất (43,49 người/km2).

Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.

Bảng 5. Dân số theo thành thị, nông thôn
giai đoạn 2005-2020

Năm

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Số dân (người)

Tỷ lệ (%)

Số dân (người)

Tỷ lệ (%)

2005

504.931

74.718

14,8

430.753

85,2

2009

511.201

86.448

16,9

424.753

83,1

2015

521.982

108.664

20,8

413.338

79,2

2019

530.856

124.516

23,5

406.340

76,5

2020
(sơ bộ)

533.086

136.010

25,5

397.076

74,5

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2011, 2019, 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2012, 2020, 2021).

Phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn, đến năm 2020, tỷ lệ dân sinh sống ở nông thôn vẫn chiếm 74,5%. Dân thành thị chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng tăng, từ 14,8% (năm 2005) lên 25,5% (năm 2020).

3. Đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa ở Cao Bằng diễn ra rất chậm. Trong vòng 21 năm, tỷ lệ dân thành thị chỉ tăng 12,0%, từ 13,5% (năm 1999) tăng lên 25,5% (năm 2020). Từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ dân thành thị tăng khá nhanh, Cao Bằng có tỷ lệ dân số thành thị đứng thứ 3 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh (64,1%), Thái Nguyên (31,8%). Nguyên nhân là do dân di cư từ nông thôn ra thành thị. Ngoài ra, còn do nguyên nhân mở rộng và thay đổi địa giới hành chính từ thị xã lên thành phố Cao Bằng hoặc từ xã lên thị trấn, phường.

Bảng 6. Dân số, dân số thành thị và tỷ lệ dân số thành thị theo huyện, thành phố năm 2020 (sơ bộ)

TT

Huyện, thị

Tổng số dân

(người)

Dân số
thành thị (người)

Tỷ lệ dân số thành thị (%)

 

Toàn tỉnh

533.086

136.010

25,5

1

Thành phố Cao Bằng

73.940

62.285

84,2

2

Bảo Lạc

54.681

4.794

8,8

3

Bảo Lâm

65.414

5.805

8,9

4

Hà Quảng

58.312

7.816

13,4

5

Hạ Lang

25.564

3.653

14,3

6

Hoà An

53.075

12.697

23,9

7

Nguyên Bình

39.840

6.617

16,6

8

Quảng Hòa

63.383

15.735

24,8

9

Thạch An

30.054

4.665

15,5

10

Trùng Khánh

68.823

11.943

17,4

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2021).

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có 01 đô thị loại III là thành phố Cao Bằng và 14 thị trấn. Thành phố Cao Bằng là nơi tập trung dân thành thị đông nhất (84,2%), sau đó là huyện Quảng Hoà 24,8% (có 3 thị trấn); huyện Hòa An 23,9%. Huyện Hà Quảng, huyện Nguyên Bình và huyện Trùng Khánh mỗi huyện có 2 thị trấn, các huyện còn lại mỗi huyện có 1 thị trấn.

Hệ thống đô thị của tỉnh từng bước được nâng cấp và phát triển. Tuy nhiên, tốc độ phát triển còn chậm, công tác quản lý đô thị còn nhiều hạn chế dẫn đến việc phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều trở ngại.

Theo sách địa lí - lịch sử tỉnh Cao Bằng 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1