Dân tộc
Lượt xem: 2541

DÂN TỘC

1. Quy mô và số lượng các dân tộc

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, tỉnh Cao Bằng có 27 dân tộc sinh sống, trong đó 7 dân tộc có số dân từ 500 người trở lên, là dân tộc Tày (chiếm tỷ lệ 40,84%); Nùng (chiếm tỷ lệ 29,81%); Mông (chiếm tỷ lệ 11,65%); Dao (chiếm tỷ lệ 10,36%); Kinh (chiếm tỷ lệ 5,12%); Sán Chỉ (chiếm tỷ lệ 1,49%); Lô Lô (chiếm tỷ lệ 0,54%).

Bảng I. Dân số theo dân tộc và cơ cấu dân tộc

TT

Dân tộc

2009

2019

Dân số (người)

Cơ cấu dân tộc (%)

Dân số (người)

Cơ cấu dân tộc (%)

1

Tày

207.805

41,0

216.577

40,84

2

Nùng

157.607

31,1

158.114

29,81

3

Mông

51.373

10,1

61.759

11,65

4

Dao

51.124

10,1

54.947

10,36

5

Kinh

29.188

5,7

27.170

5,12

6

Sán Chỉ

7.058

1,4

7.908

1,49

7

Lô Lô

2.373

0,5

2.861

0,54

8

Các dân tộc khác

655

0,1

1.005

0,19

Tổng số

507.183

100

530.341

100

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009 và ngày 01/4/2019, Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng).

Giữa hai kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở, cơ cấu dân số theo dân tộc có sự thay đổi. Dân tộc Kinh, Tày, Nùng có xu hướng giảm do giảm mức sinh và chuyển cư; dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô có số lượng và cơ cấu tăng khá nhanh, chủ yếu do mức sinh cao.

2. Phân bố và đặc điểm các dân tộc

- Phân bố các dân tộc: Cao Bằng là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống. Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở khu vực thành phố, thị trấn; dân tộc Tày, Nùng cư trú chủ yếu ở vùng núi thấp hoặc vùng chuyển tiếp từ vùng núi thấp sang núi cao; dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, dân tộc thiểu số ít người khác sống ở các địa bàn vùng núi cao, xa xôi, hẻo lánh.

Bảng II. Cơ cấu một số dân tộc theo huyện, thành phố (thời điểm ngày 01/4/2019)

Đơn vị: %

TT

Huyện,
thành phố

Tày

Nùng

Mông

Dao

Kinh

Sán Chỉ

Lô Lô

Dân tộc khác

1

Thành phố

57,73

19,63

0,35

0,52

21,22

0,07

0,02

0,45

2

Bảo Lạc

25,92

22,93

16,89

25,10

1,71

4,53

2,82

0,10

3

Bảo Lâm

19,66

9,21

51,64

7,56

1,64

8,18

2,01

0,10

4

Hà Quảng

26,65

43,39

14,91

12,59

1,71

0,03

0

0,11

5

Hạ Lang

46,25

51,43

0,06

0,14

1,92

0,02

0

0,18

6

Hoà An

60,21

25,17

8,27

2,37

3,76

0,02

0

0,20

7

Nguyên Bình

23,96

7,91

7,62

52,26

3,01

0,03

0

0,22

8

Quảng Hòa

34,78

60,25

1,08

0,11

3,60

0,02

0

0,16

9

Thạch An

44,11

36,72

0,98

15,17

2,80

0,02

0

0,19

10

Trùng Khánh

62,64

32,12

2,37

0,07

2,65

0,01

0,01

0,13

Toàn tỉnh

40,84

29,81

11,65

10,36

 

1,49

0,54

0,19

(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng).

Từ số liệu Bảng II cho thấy, sự phân bố dân tộc theo hai nhóm huyện: Nhóm huyện vùng núi thấp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn thuộc trung tâm của tỉnh và các huyện miền đông, đông nam (thành phố Cao Bằng và các huyện Hoà An, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Thạch An) là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Nhóm huyện vùng cao, xa trung tâm tỉnh, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn thuộc các huyện miền tây, tây bắc, tây nam (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình) là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ và các dân tộc thiểu số ít người khác. Sự phân bố này góp phần tạo nên sự khác biệt về đặc điểm dân số theo nhóm huyện.

- Đặc điểm các dân tộc: Bên cạnh nền văn hoá chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc ở tỉnh đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng, phản ánh lịch sử và truyền thống dân tộc. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào sống ở vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã có nhiều chuyển biến. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vùng dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc chưa đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực thấp; tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa còn cao.

+ Dân tộc Tày: có số lượng đông nhất, chiếm 40,84% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú chủ yếu là ở các huyện vùng núi thấp và các xã chuyển tiếp từ vùng thấp lên vùng cao. Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông: trồng lúa nước ở vùng lòng chảo, các thung lũng, ruộng bậc thang; trồng các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ở vùng bãi sông, suối, sườn đồi và phát triển chăn nuôi. Ngành nghề thủ công dệt, đan lát, rèn... khá phát triển.

+ Dân tộc Nùng: đông thứ hai sau dân tộc Tày, chiếm 29,81% dân số toàn tỉnh; tập trung đông ở các huyện Quảng Hoà, Hạ Lang, Hà Quảng, Trùng Khánh, còn lại rải rác ở các huyện khác. Địa bàn cư trú của người Nùng nằm chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng núi cao, chủ yếu làm nương rẫy và chăn nuôi đại gia súc. Cũng như người Tày, người Nùng có một số nghề thủ công nổi tiếng như nghề rèn, đúc của đồng bào Nùng xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa.

+ Dân tộc Mông và dân tộc Dao: dân tộc Mông sinh sống ở vùng núi cao hoặc những thung lũng, địa hình hiểm trở và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nơi có độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển. Dân tộc Dao sống xen ghép với các dân tộc khác như Lô Lô, Sán Chỉ... hoặc sống thành các bản làng riêng biệt. Những dân tộc này đều sinh sống ở vùng núi cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình.

+ Dân tộc Kinh: phân bố tập trung ở thành phố Cao Bằng và các thị trấn thuộc huyện, chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, buôn bán và sống ở các khu dân cư tập trung.

+ Dân tộc Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số ít người khác: sinh sống chủ yếu ở các huyện vùng cao Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình. Về cơ bản, họ có các phong tục tập quán trong sản xuất và đời sống gần với dân tộc Mông, Dao.

Như vậy, Cao Bằng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đan xen, tạo nên sự đoàn kết và đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán. Tuy nhiên, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu nên tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra phổ biến. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi là 27,4%, cao hơn mức trung bình của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (21,5%), đứng thứ 6/15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi là 2,4%, cao hơn mức trung bình của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (1,3%), đứng thứ 5/15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Giai đoạn 2016-2020, Cao Bằng có 142 cặp tảo hôn và 04 cặp kết hôn cận huyết thống.

Tỷ lệ tảo hôn ở phụ nữ trong nhóm tuổi 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi vẫn còn tồn tại ở các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô. Trong đó, cao nhất là dân tộc Lô Lô (16,5%); sau đó là dân tộc Dao (6,2%); dân tộc Sán Chỉ (5,8%); dân tộc Mông (5,3%)...; và thấp nhất là dân tộc Tày (0,1%). Huyện có tỷ lệ tảo hôn cao là Bảo Lạc (43,3%); Bảo Lâm (39,6%); Thông Nông (nay thuộc huyện Hà Quảng) (42,7%)...; và thấp nhất là thành phố Cao Bằng (5,2%).

Theo sách địa lí - lịch sử tỉnh Cao Bằng 

Tin khác





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1