Lao động việc làm
Lượt xem: 962

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Lao động

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Cao Bằng là 391,1 nghìn người, chiếm 73,7% dân số. Trong đó, dân số hoạt động kinh tế là 327,5 nghìn người, chiếm 61,8% dân số.

Cao Bằng có nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ của lực lượng lao động ngày càng được nâng lên.

Bảng I. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được theo thành thị, nông thôn năm 2019

Đơn vị: %

 

Tổng số

Không có chuyên môn kỹ thuật

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Toàn tỉnh

100

79,1

2,6

7,5

3,5

7,3

- Thành thị

100

50,41

6,88

14,87

6,82

21,0

- Nông thôn

100

88,01

1,26

5,26

2,4

3,07

(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019,
Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng).

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 79,1%. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Lao động được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, vị trí việc làm của địa phương dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn (tương ứng là 49,6% và 12%). Thành phố Cao Bằng là địa phương có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên cao nhất (22,0%). Huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc là hai địa phương có tỷ lệ dân số được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhất (tương ứng là 3,0% và 3,5%).

Bảng II. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 1999-2019

Đơn vị: %

Khu vực kinh tế

1999

2005

2009

2019

2020

Khu vực I

83,0

80,8

80,0

74,2

72,8

Khu vực II

6,7

7,7

6,1

5,5

8,4

Khu vực III

10,3

11,5

13,9

20,3

18,8

(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/1999, ngày 01/4/2009, ngày 01/4/2019 và tính toán năm 2005, 2020 của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng).

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến. Lao động tham gia vào khu vực I chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng giảm từ 83% (năm 1999) xuống còn 72,8% (năm 2020); khu vực II chiếm tỷ lệ nhỏ và ít có biến động, khu vực III tăng khá nhanh từ 10,3% (năm 1999) lên đến 18,8% (năm 2020). Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sử dụng tới 72,8% lực lượng lao động toàn xã hội của tỉnh, nhưng chỉ tạo ra giá trị sản phẩm chiếm 23,2% GRDP của tỉnh (năm 2020). Điều này cũng phù hợp với thực tế bởi có 74,5% dân số sống ở nông thôn.

2. Vấn đề việc làm

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ lao động có việc làm của tỉnh là 98,99%, tăng 0,2% so với năm 2009. Lao động có việc làm được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng nhỏ (20,8%). Đa số lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 79,2%, tập trung ở nông thôn. Trong số lao động có việc làm được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thì có 6,8% lao động đạt trình độ từ đại học trở lên. Con số này ở khu vực thành thị cao gấp gần 10 lần khu vực nông thôn (tương ứng là 20,3% so với 2,7%).

Tỷ lệ thất nghiệp trong toàn tỉnh là 1,0%. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn thấp hơn 4 lần của thành thị (tương ứng là 0,5% và 2,3%). 

Do dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao dẫn đến xu hướng chuyển cư ra các tỉnh ngoài để tìm việc làm, đặc biệt đối với lực lượng lao động trẻ.

Như vậy, Cao Bằng là tỉnh có quy mô số dân số nhỏ, có nhiều thành phần dân tộc. Dân số tăng chậm, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp, dân số đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Mật độ dân số thấp, phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện. Quá trình đô thị hóa chậm. “Cơ cấu dân số vàng” có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tính đa dạng về nhiều thành phần dân tộc là lợi thế cho phát triển văn hóa, du lịch. Tuy nhiên, dân cư của tỉnh vẫn còn có sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn nên đời sống của đại đa số người dân còn nhiều khó khăn, tình trạng mức sinh chênh lệch giữa các địa phương; mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng. Chất lượng dân số còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới... Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp; sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh diễn ra với tốc độ chậm; tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế truyền thống (nông, lâm, ngư nghiệp) vẫn rất lớn. Trong nông nghiệp, phần lớn lao động tập trung trong ngành trồng trọt. Số lao động tham gia ngành chăn nuôi và các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp rất ít. Cơ cấu lao động này đang cản trở quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Theo sách địa lí - lịch sử tỉnh Cao Bằng 

Tin khác





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1