Cao Bằng sau 01 năm thực hiện tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06
Lượt xem: 249

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06);  UBND tỉnh đã tích cực vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các nội dung, nhiệm vụ, đến nay 05 nhóm điểm nghẽn (thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu, nguồn lực) cơ bản đã được giải quyết, tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được nâng cao; công tác xây dựng, làm giàu và chia sẻ kết nối dữ liệu được thực hiện theo đúng lộ trình tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt trong triển khai thực hiện Đề án 06.

Giải quyết, tháo gỡ nhiều "điểm nghẽn"

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT, ngày 23/5/2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06; UBND tỉnh đã ban hành Công văn 1250/UBND-TTPVHCC ngày 25/5/2023 yêu cầu các sở, ngành và cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện thể chế về các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, xác định nơi cư trú của công dân; (2) Bảo đảm về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư; (3) Thúc đẩy dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình; đẩy mạnh công tác số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; (4) Đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, kết nối, liên thông các nền tảng số, hệ thống lưu trữ dữ liệu đồng bộ, thống nhất; (5) Tập trung nguồn lực phục vụ triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 đã được giao. Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã chủ động thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, báo cáo những vướng mắc phát sinh để kipjh thời giải quyết. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tham mưu, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến việc phục vụ triển khai Đề án 06; ban hành Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cao Bằng thay thế Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng DVC, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh; công bố danh mục TTHC áp dụng tại tỉnh sau khi các bộ, ngành ban hành, đồng thời hoàn thành việc tái cấu trúc, quy trình nghiệp vụ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, đơn giản hóa các TTHC, giấy tờ có liên quan.

anh tin bai

UBND tỉnh tổ chức Hội thảo chuyển đổi số để kịp thời triển khai các nhiệm vụ CTT

Trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 60 Quyết định công bố danh mục thủ TTHC và 40 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC (trong đó: công bố mới 66 TTHC; sửa đổi bổ sung 592 TTHC; bãi bỏ 73 TTHC; cắt giảm thời hạn giải quyết: 144 TTHC; thực hiện qua DVC trực tuyến toàn trình: 184 TTHC, một phần: 196 TTHC). Tất cả các quyết định đều được địa phương hóa, công bố, công khai theo đúng quy định. Giao nhiệm vụ cho 19 sở, ban, ngành, 10 huyện, thành phố thực hiện việc thường xuyên rà soát, đánh giá đối với tất cả TTHC, xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không còn phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC nhằm cắt giảm chi phí, thời gian và tài chính của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC. Các cơ quan, đơn vị đã tiến hành rà soát, cắt giảm 35 TTHC trên tổng số 65 TTHC công bố mới trong năm 2023. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Về DVC trực tuyến, tính đến thời điểm đầu tháng 6, tỉnh Cao Bằng đã triển khai cung cấp được 1.550 DVC trực tuyến, trong đó có 379 DVC trực tuyến một phần, 1.171 DVC trực tuyến toàn trình, 195 dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến chưa cung cấp DVC trực tuyến (do chưa đáp ứng điều  kiện  triển  khai DVC trực tuyến). Ngoài ra, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được kết nối với Cổng DVCQG để thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu đối với 1.104 TTHC, cung cấp, công khai 1.104 DVC trực tuyến (124 DVC trực tuyến một phần; 980 DVC trực tuyến toàn trình) trên Cổng DVCQG; tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG phục vụ nhu cầu thanh toán phí/lệ phí trong giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã chính thức kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, hiện đã khai thác được 20 trường thông tin phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện TTHC theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong CSDLQG về dân cư. Từ ngày 01/01/2024 đến nay toàn tỉnh có 14.891 lượt tra cứu, xác thực thông tin công dân trên CSDLQG về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC. Lũy kế đến nay có 101.290 lượt tra cứu, xác thực thông tin công dân trên CSDLQG về dân cư.

anh tin bai

Lãnh đạo Công an tỉnh phát biểu tham luận tại Hội thảo chuyển đổi số tỉnh năm 2023

Đã triển khai cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu Đề án 06 và 28 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, việc đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp đã phát huy những hiệu quả rõ rệt như tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. Các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, thực hiện TTHC, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có. Kho lưu trữ hồ sơ giải quyết TTHC hoạt động ổn định, từ ngày 01/01/2024 - 15/4/2024 đã thực hiện số hóa 40.545 hồ sơ (Trong đó: 12.389 cấp tỉnh, 2.255 cấp huyện, 25.901 cấp xã); Triển khai ATTT theo cấp độ, đến nay đã phê duyệt được 12/12 hệ thống của 05 Sở, Ban, ngành quản lý thuộc UBND tỉnh; chưa có Hồ sơ đề xuất cấp độ hệ thống thông tin của 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trung tâm IOC tỉnh: trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh (IOC) tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, cung cấp, cập nhật số liệu thường xuyên theo thời gian thực trên 08 lĩnh vực: giám sát điều hành kinh tế - xã hội; giám sát điều hành lĩnh vực y tế; cửa khẩu số; giám sát điều hành văn bản điện tử; giám sát điều hành giáo dục; giám sát lĩnh vực hành chính công; hệ thống camera giám sát; giám sát điều hành phản ánh kiến nghị; hệ thống giám sát mạng xã hội...

Việc gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền được triển khai đồng bộ, thống nhất đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. 100% văn bản điện tử được thực hiện ký số và gửi liên thông qua trục liên thông (trừ văn bản mật), phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo môi trường làm việc hiện đại, góp phần tích cực trong CCHC và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến toàn trình của các ngành, địa phương chưa đồng đều. Tỷ lệ người dân ở vùng nông thôn thực hiện thanh toán trực tuyến còn ở mức thấp, khó khăn trong việc phát triển thanh toán số. Đối với hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa chưa có hướng dẫn và tiêu chí cụ thể về cấu hình hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ phận một cửa (thiết bị, cấu hình, tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng…) gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xác định nội dung cần đầu tư, nâng cấp bổ sung, dẫn đến bộ phận một cửa của một số đơn vị, địa phương chưa được trang bị đầy đủ các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu cần thiết phục vụ triển khai Đề án 06 đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay đối với đối với 02 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng theo Đề án 06 - Thực hiện TTHC liên thông giữa Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi (đối với việc đăng ký quá hạn) chưa có trường thông tin nộp phí, lệ phí trực tuyến. Vì vậy, sau khi thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông người dân vẫn trực tiếp nộp phí, lệ phí qua bộ phận một cửa.

Các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Để khắc phục ngay những bất cập trong triển khai Đề án 06, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục DVC trực tuyến toàn trình, DVC trực tuyến một phần để bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các TTHC theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp DVC phục vụ người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, thực hiện việc rà soát, tái cấu trúc quy trình, đề xuất tích hợp để cung cấp 100% DVC trực tuyến trong phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu trên Cổng DVCQG.

anh tin bai

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo chuyển đổi số tỉnh năm 2023

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06, đổi mới hình thức, phương thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số. Thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng công nghệ số cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng và các kênh truyền thông số trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, Đề án 06, kỹ năng công nghệ số và hình thành văn hóa số cho người dân.

 

Dương Liễu

 

 

Cao Bằng sau 01 năm thực hiện tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06);  UBND tỉnh đã tích cực vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các nội dung, nhiệm vụ, đến nay 05 nhóm điểm nghẽn (thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu, nguồn lực) cơ bản đã được giải quyết, tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được nâng cao; công tác xây dựng, làm giàu và chia sẻ kết nối dữ liệu được thực hiện theo đúng lộ trình tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt trong triển khai thực hiện Đề án 06.

Giải quyết, tháo gỡ nhiều "điểm nghẽn"

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT, ngày 23/5/2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06; UBND tỉnh đã ban hành Công văn 1250/UBND-TTPVHCC ngày 25/5/2023 yêu cầu các sở, ngành và cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện thể chế về các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, xác định nơi cư trú của công dân; (2) Bảo đảm về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư; (3) Thúc đẩy dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình; đẩy mạnh công tác số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; (4) Đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, kết nối, liên thông các nền tảng số, hệ thống lưu trữ dữ liệu đồng bộ, thống nhất; (5) Tập trung nguồn lực phục vụ triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 đã được giao. Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã chủ động thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, báo cáo những vướng mắc phát sinh để kipjh thời giải quyết. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tham mưu, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến việc phục vụ triển khai Đề án 06; ban hành Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cao Bằng thay thế Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng DVC, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh; công bố danh mục TTHC áp dụng tại tỉnh sau khi các bộ, ngành ban hành, đồng thời hoàn thành việc tái cấu trúc, quy trình nghiệp vụ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, đơn giản hóa các TTHC, giấy tờ có liên quan.

anh tin bai

UBND tỉnh tổ chức Hội thảo chuyển đổi số để kịp thời triển khai các nhiệm vụ CTT

Trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 60 Quyết định công bố danh mục thủ TTHC và 40 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC (trong đó: công bố mới 66 TTHC; sửa đổi bổ sung 592 TTHC; bãi bỏ 73 TTHC; cắt giảm thời hạn giải quyết: 144 TTHC; thực hiện qua DVC trực tuyến toàn trình: 184 TTHC, một phần: 196 TTHC). Tất cả các quyết định đều được địa phương hóa, công bố, công khai theo đúng quy định. Giao nhiệm vụ cho 19 sở, ban, ngành, 10 huyện, thành phố thực hiện việc thường xuyên rà soát, đánh giá đối với tất cả TTHC, xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không còn phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC nhằm cắt giảm chi phí, thời gian và tài chính của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC. Các cơ quan, đơn vị đã tiến hành rà soát, cắt giảm 35 TTHC trên tổng số 65 TTHC công bố mới trong năm 2023. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Về DVC trực tuyến, tính đến thời điểm đầu tháng 6, tỉnh Cao Bằng đã triển khai cung cấp được 1.550 DVC trực tuyến, trong đó có 379 DVC trực tuyến một phần, 1.171 DVC trực tuyến toàn trình, 195 dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến chưa cung cấp DVC trực tuyến (do chưa đáp ứng điều  kiện  triển  khai DVC trực tuyến). Ngoài ra, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được kết nối với Cổng DVCQG để thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu đối với 1.104 TTHC, cung cấp, công khai 1.104 DVC trực tuyến (124 DVC trực tuyến một phần; 980 DVC trực tuyến toàn trình) trên Cổng DVCQG; tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG phục vụ nhu cầu thanh toán phí/lệ phí trong giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã chính thức kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, hiện đã khai thác được 20 trường thông tin phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện TTHC theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong CSDLQG về dân cư. Từ ngày 01/01/2024 đến nay toàn tỉnh có 14.891 lượt tra cứu, xác thực thông tin công dân trên CSDLQG về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC. Lũy kế đến nay có 101.290 lượt tra cứu, xác thực thông tin công dân trên CSDLQG về dân cư.

anh tin bai

Lãnh đạo Công an tỉnh phát biểu tham luận tại Hội thảo chuyển đổi số tỉnh năm 2023

Đã triển khai cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu Đề án 06 và 28 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, việc đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp đã phát huy những hiệu quả rõ rệt như tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. Các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, thực hiện TTHC, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có. Kho lưu trữ hồ sơ giải quyết TTHC hoạt động ổn định, từ ngày 01/01/2024 - 15/4/2024 đã thực hiện số hóa 40.545 hồ sơ (Trong đó: 12.389 cấp tỉnh, 2.255 cấp huyện, 25.901 cấp xã); Triển khai ATTT theo cấp độ, đến nay đã phê duyệt được 12/12 hệ thống của 05 Sở, Ban, ngành quản lý thuộc UBND tỉnh; chưa có Hồ sơ đề xuất cấp độ hệ thống thông tin của 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trung tâm IOC tỉnh: trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh (IOC) tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, cung cấp, cập nhật số liệu thường xuyên theo thời gian thực trên 08 lĩnh vực: giám sát điều hành kinh tế - xã hội; giám sát điều hành lĩnh vực y tế; cửa khẩu số; giám sát điều hành văn bản điện tử; giám sát điều hành giáo dục; giám sát lĩnh vực hành chính công; hệ thống camera giám sát; giám sát điều hành phản ánh kiến nghị; hệ thống giám sát mạng xã hội...

Việc gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền được triển khai đồng bộ, thống nhất đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. 100% văn bản điện tử được thực hiện ký số và gửi liên thông qua trục liên thông (trừ văn bản mật), phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo môi trường làm việc hiện đại, góp phần tích cực trong CCHC và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến toàn trình của các ngành, địa phương chưa đồng đều. Tỷ lệ người dân ở vùng nông thôn thực hiện thanh toán trực tuyến còn ở mức thấp, khó khăn trong việc phát triển thanh toán số. Đối với hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa chưa có hướng dẫn và tiêu chí cụ thể về cấu hình hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ phận một cửa (thiết bị, cấu hình, tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng…) gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xác định nội dung cần đầu tư, nâng cấp bổ sung, dẫn đến bộ phận một cửa của một số đơn vị, địa phương chưa được trang bị đầy đủ các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu cần thiết phục vụ triển khai Đề án 06 đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay đối với đối với 02 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng theo Đề án 06 - Thực hiện TTHC liên thông giữa Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi (đối với việc đăng ký quá hạn) chưa có trường thông tin nộp phí, lệ phí trực tuyến. Vì vậy, sau khi thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông người dân vẫn trực tiếp nộp phí, lệ phí qua bộ phận một cửa.

Các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Để khắc phục ngay những bất cập trong triển khai Đề án 06, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục DVC trực tuyến toàn trình, DVC trực tuyến một phần để bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các TTHC theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp DVC phục vụ người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, thực hiện việc rà soát, tái cấu trúc quy trình, đề xuất tích hợp để cung cấp 100% DVC trực tuyến trong phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu trên Cổng DVCQG.

anh tin bai

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo chuyển đổi số tỉnh năm 2023

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06, đổi mới hình thức, phương thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số. Thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng công nghệ số cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng và các kênh truyền thông số trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, Đề án 06, kỹ năng công nghệ số và hình thành văn hóa số cho người dân.

 

Dương Liễu

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1