Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”
Lượt xem: 178

Sáng 31/8/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng; các thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương.

Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về CĐS, trong khoảng 20 năm qua, cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của cơ quan nhà nước trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số khi lấy người dân làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Đây là cơ sở để nước ta sẵn sàng bước vào một giai đoạn phát triển mới của dịch vụ công trực tuyến, đó là phát triển theo chiều sâu, tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp.

Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 70%. Việc hiện thực hóa mục tiêu này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, cụ thể sẽ có 17,5 triệu người dân được hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 17,5 triệu hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, giảm thiểu giấy tờ; tiết kiệm chi phí xã hội ước tính khoảng 2.600 tỷ đồng/năm.

Quan trọng hơn, hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình là để hoàn thành nhiệm vụ phát triển chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển chính phủ số. Phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình là đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi mọi hoạt động được đưa lên môi trường mạng thì sẽ có đầy đủ dữ liệu số và chính quyền có thể sử dụng các công cụ để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ kết quả đạt được trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, cách làm hay trong công tác tuyên truyền, triển khai dịch vụ công trực tuyến tại đơn vị, địa phương mình. Trong đó, tiêu biểu là dịch vụ công trực tuyến toàn trình đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục - Đào tạo; dịch vụ công trực tuyến toàn trình cấp hộ chiếu phổ thông và thông báo lưu trú của Bộ Công an; dịch vụ công trực tuyến toàn trình khai thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bộ Tài chính; việc triển khai kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên nền tảng công dân số của thành phố Đà Nẵng...

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu, giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính, tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch. Cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% thủ tục hành chính và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nội bộ. Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các thủ tục hành chính. Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì). Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

 

Dương Liễu

Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”

Sáng 31/8/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng; các thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương.

Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về CĐS, trong khoảng 20 năm qua, cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của cơ quan nhà nước trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số khi lấy người dân làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Đây là cơ sở để nước ta sẵn sàng bước vào một giai đoạn phát triển mới của dịch vụ công trực tuyến, đó là phát triển theo chiều sâu, tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp.

Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 70%. Việc hiện thực hóa mục tiêu này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, cụ thể sẽ có 17,5 triệu người dân được hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 17,5 triệu hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, giảm thiểu giấy tờ; tiết kiệm chi phí xã hội ước tính khoảng 2.600 tỷ đồng/năm.

Quan trọng hơn, hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình là để hoàn thành nhiệm vụ phát triển chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển chính phủ số. Phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình là đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi mọi hoạt động được đưa lên môi trường mạng thì sẽ có đầy đủ dữ liệu số và chính quyền có thể sử dụng các công cụ để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ kết quả đạt được trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, cách làm hay trong công tác tuyên truyền, triển khai dịch vụ công trực tuyến tại đơn vị, địa phương mình. Trong đó, tiêu biểu là dịch vụ công trực tuyến toàn trình đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục - Đào tạo; dịch vụ công trực tuyến toàn trình cấp hộ chiếu phổ thông và thông báo lưu trú của Bộ Công an; dịch vụ công trực tuyến toàn trình khai thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bộ Tài chính; việc triển khai kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên nền tảng công dân số của thành phố Đà Nẵng...

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu, giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính, tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch. Cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% thủ tục hành chính và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nội bộ. Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các thủ tục hành chính. Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì). Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

 

Dương Liễu

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1