Khẳng định ưu việt trong bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng khi thực hiện truy xuất nguồn gốc
Lượt xem: 215

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một hoạt động quan trọng đối với tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng. Truy xuất nguồn gốc giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, đồng thời là xu thế tất yếu giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi khi mua sắm.

Truy xuất nguồn gốc trong giao dịch thương mại điện tử - đáp ứng thông tin minh bạch

Hiện nay, việc phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những khó khăn đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và đơn vị quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong mua sắm trực tuyến, vì vậy việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đã giúp nhà sản xuất bảo vệ sản phẩm của mình vừa đáp ứng yêu cầu minh bạch từ khâu sản xuất đến quá trình bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng chú trọng, sâu sát hơn trong việc cung cấp thông tin minh bạch và chất lượng đến người tiêu dùng.

Nhằm thúc đẩy ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong giao dịch TMĐT, ngày 15/5/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó giải pháp xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về trao đổi thông tin trong giao dịch thương mại với mã QR code, NFC và các công nghệ phục vụ việc định danh và xác thực người sử dụng trong hoạt động TMĐT là một trong những giải pháp trọng tâm của Kế hoạch. Kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đồng Nam Á đến năm 2025.

Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương) đã xây dựng và đi vào vận hành Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử (truyxuat.gov.vn). Việc xây dựng Hệ thống xác thực hàng chính hãng trên nền thiết bị di động với hệ thống phần mềm mã QR tĩnh và mã QR động góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp qua sự hỗ trợ từ công nghệ. Phần mềm này sẽ chống mọi hình thức giả mạo, bảo vệ sản phẩm toàn diện và cảnh báo hàng giả tức thời cho doanh nghiệp, khách hàng bằng cách giới hạn lượt quét của tem chính hãng, phân quyền quản lý rõ ràng giữa nhà máy sản xuất, nhà phân phối". Ngoài ra, qua hệ thống truy xuất này, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể dễ dàng kết nối với nhau thông tin về quy trình bảo hành, các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp… Hệ thống này vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng, vừa có chức năng chống giả, công nghệ mã QR động trên hệ thống truyxuat.gov.vn được quản lý chặt chẽ, bảo đảm các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước…

anh tin bai

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo niền tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 09/10/2020 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1942/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, tập trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, trong đó tập trung hỗ trợ Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chíp NFC, công nghệ blockchain).... để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 2411/KH-UBND ngày 06/8/2018 về việc thực hiện thí điểm mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản của tỉnh do Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh tài trợ. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp triển khai nhiều Chương trình, kế hoạch thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh ứng dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm như ứng dụng phần mềm tem điện tử QR code..., góp phần thúc đẩy hàng hóa tham gia vào giao dịch TMĐT dễ dàng, thuận lợi hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đến cuối năm 2023 tỉnh Cao Bằng có khoảng 35% dân số đô thị của tỉnh tham gia các hình thức mua sắm trực tuyến, có khoảng 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT. Theo thống kê tại trang "tmdt.mic.gov.vn", hiện nay tỉnh Cao Bằng có 3.806 sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT; số giao dịch trên sàn là 21.139 giao dịch, tỷ lệ giao dịch trên tài khoản active chiếm 21%,... phần lớn các đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng tem QR để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Tuy nhiên, việc triển khai truy xuất nguồn gốc vẫn còn mốt số tồn tại, khó khăn do đa số doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa ổn định; nhiều người tiêu dùng chưa thật sự quan tâm đến tem truy xuất nguồn gốc...

Thúc đẩy ứng dụng và phát huy vai trò của truy xuất nguồn gốc trong giao dịch tử TMĐT

Ở Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Chính phủ có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc trên các mặt hàng nông sản để thúc đẩy xuất khẩu. Vai trò của truy xuất nguồc gốc trong giao dịch thương mại điện tử giúp xác định nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm; giúp phát hiện và ngăn chặn sự xuất hiện của hàng giả trên sàn thương mại điện tử; xây dựng niềm tin và độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sàn thương mại điện tử; giúp quản lý rủi ro liên quan, bao gồm cả vấn đề về an ninh và sự tuân thủ các quy định pháp luật. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ về hàng hóa không an toàn hoặc vi phạm quy định pháp luật...

anh tin bai

Thực hiện truy xuất nguồn gốc giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý được hàng giả, hàng kém chất lượng

Để phát huy tốt vai trò của truy xuất nguồc gốc trong giao dịch TMĐT trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đăng ký tem truy xuất nguồn gốc và ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo thương hiệu và uy tín của mình, tránh bị những đối tượng làm giả, làm hàng kém chất lượng lợi dụng. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm định hướng cho người dân, để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động giao dịch một cách minh bạch. Bên cạnh đó, cần định danh người bán và định danh người mua để đảm bảo việc xử lý tranh chấp được thuận lợi. Cơ quan quản lý nhà nước cần phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, ứng dụng các công cụ mới để theo dõi và phát hiện từ sớm các hoạt động vi phạm để xử lý kịp thời. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, gồm: phát triển hạ tầng thanh toán điện tử để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; Hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động hoàn tất đơn hàng và vận chuyển cho TMĐT;...

 

Dương Liễu

Khẳng định ưu việt trong bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng khi thực hiện truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một hoạt động quan trọng đối với tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng. Truy xuất nguồn gốc giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, đồng thời là xu thế tất yếu giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi khi mua sắm.

Truy xuất nguồn gốc trong giao dịch thương mại điện tử - đáp ứng thông tin minh bạch

Hiện nay, việc phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những khó khăn đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và đơn vị quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong mua sắm trực tuyến, vì vậy việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đã giúp nhà sản xuất bảo vệ sản phẩm của mình vừa đáp ứng yêu cầu minh bạch từ khâu sản xuất đến quá trình bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng chú trọng, sâu sát hơn trong việc cung cấp thông tin minh bạch và chất lượng đến người tiêu dùng.

Nhằm thúc đẩy ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong giao dịch TMĐT, ngày 15/5/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó giải pháp xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về trao đổi thông tin trong giao dịch thương mại với mã QR code, NFC và các công nghệ phục vụ việc định danh và xác thực người sử dụng trong hoạt động TMĐT là một trong những giải pháp trọng tâm của Kế hoạch. Kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đồng Nam Á đến năm 2025.

Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương) đã xây dựng và đi vào vận hành Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử (truyxuat.gov.vn). Việc xây dựng Hệ thống xác thực hàng chính hãng trên nền thiết bị di động với hệ thống phần mềm mã QR tĩnh và mã QR động góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp qua sự hỗ trợ từ công nghệ. Phần mềm này sẽ chống mọi hình thức giả mạo, bảo vệ sản phẩm toàn diện và cảnh báo hàng giả tức thời cho doanh nghiệp, khách hàng bằng cách giới hạn lượt quét của tem chính hãng, phân quyền quản lý rõ ràng giữa nhà máy sản xuất, nhà phân phối". Ngoài ra, qua hệ thống truy xuất này, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể dễ dàng kết nối với nhau thông tin về quy trình bảo hành, các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp… Hệ thống này vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng, vừa có chức năng chống giả, công nghệ mã QR động trên hệ thống truyxuat.gov.vn được quản lý chặt chẽ, bảo đảm các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước…

anh tin bai

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo niền tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 09/10/2020 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1942/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, tập trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, trong đó tập trung hỗ trợ Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chíp NFC, công nghệ blockchain).... để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 2411/KH-UBND ngày 06/8/2018 về việc thực hiện thí điểm mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản của tỉnh do Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh tài trợ. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp triển khai nhiều Chương trình, kế hoạch thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh ứng dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm như ứng dụng phần mềm tem điện tử QR code..., góp phần thúc đẩy hàng hóa tham gia vào giao dịch TMĐT dễ dàng, thuận lợi hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đến cuối năm 2023 tỉnh Cao Bằng có khoảng 35% dân số đô thị của tỉnh tham gia các hình thức mua sắm trực tuyến, có khoảng 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT. Theo thống kê tại trang "tmdt.mic.gov.vn", hiện nay tỉnh Cao Bằng có 3.806 sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT; số giao dịch trên sàn là 21.139 giao dịch, tỷ lệ giao dịch trên tài khoản active chiếm 21%,... phần lớn các đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng tem QR để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Tuy nhiên, việc triển khai truy xuất nguồn gốc vẫn còn mốt số tồn tại, khó khăn do đa số doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa ổn định; nhiều người tiêu dùng chưa thật sự quan tâm đến tem truy xuất nguồn gốc...

Thúc đẩy ứng dụng và phát huy vai trò của truy xuất nguồn gốc trong giao dịch tử TMĐT

Ở Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Chính phủ có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc trên các mặt hàng nông sản để thúc đẩy xuất khẩu. Vai trò của truy xuất nguồc gốc trong giao dịch thương mại điện tử giúp xác định nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm; giúp phát hiện và ngăn chặn sự xuất hiện của hàng giả trên sàn thương mại điện tử; xây dựng niềm tin và độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sàn thương mại điện tử; giúp quản lý rủi ro liên quan, bao gồm cả vấn đề về an ninh và sự tuân thủ các quy định pháp luật. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ về hàng hóa không an toàn hoặc vi phạm quy định pháp luật...

anh tin bai

Thực hiện truy xuất nguồn gốc giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý được hàng giả, hàng kém chất lượng

Để phát huy tốt vai trò của truy xuất nguồc gốc trong giao dịch TMĐT trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đăng ký tem truy xuất nguồn gốc và ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo thương hiệu và uy tín của mình, tránh bị những đối tượng làm giả, làm hàng kém chất lượng lợi dụng. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm định hướng cho người dân, để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động giao dịch một cách minh bạch. Bên cạnh đó, cần định danh người bán và định danh người mua để đảm bảo việc xử lý tranh chấp được thuận lợi. Cơ quan quản lý nhà nước cần phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, ứng dụng các công cụ mới để theo dõi và phát hiện từ sớm các hoạt động vi phạm để xử lý kịp thời. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, gồm: phát triển hạ tầng thanh toán điện tử để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; Hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động hoàn tất đơn hàng và vận chuyển cho TMĐT;...

 

Dương Liễu

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1