Cao Bằng thời tiền sử và sơ sử
15/11/2023
Lượt xem: 1266
1. Thời đại đồ đá
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng chục di chỉ (Di chỉ là nơi có dấu vết sinh sống của người xưa) thời đại đá cũ, đá mới đến thời đại kim khí ở Cao Bằng. Một số di chỉ đã được khảo sát, khai quật và thu được hàng nghìn hiện vật đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, chứng tỏ rằng nơi đây là một trong những chiếc nôi của người tiền sử, là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.
Các di chỉ của văn hóa Sơn Vi (thuộc hậu kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 30.000-11.000 năm) được tìm thấy ở rất nhiều hang động có trầm tích và hóa thạch như: hang Lũng Ỏ, hang Đa Vĩ Trên, Lũng Nọi (huyện Quảng Hòa); Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, hang Ngườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện Trùng Khánh); thôn Bó Mạ (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), xã Thượng Hà (huyện Bảo Lạc);... Các công cụ tìm thấy khá đa dạng gồm: công cụ chặt đập, chày nghiền, mũi nhọn, rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi dọc, mảnh tước...
Các di chỉ của văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn (thuộc sơ kỳ đá mới cách ngày nay khoảng 12.000-6.000 năm) phân bố khá dày đặc trên miền núi đá vôi ẩn chứa nhiều hang động của tỉnh Cao Bằng. Các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình phân bố tại các xã Chí Thảo, Hồng Quang, Ngọc Động, Mỹ Hưng và thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa); hang Phe Phủ, hang Ngườm Xe (huyện Trùng Khánh); hang Ngườm Cắng (xã Cần Yên, huyện Hà Quảng); hang Ngườm Bốc (xã Hồng Việt, huyện Hòa An); hang Ngườm Càng (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh). Văn hóa Bắc Sơn ở Cao Bằng có 3 di chỉ điển hình là: hang Ngườm Cắng, hang Thần (huyện Hà Quảng) và hang Phà Kình (huyện Hòa An). Các công cụ đá tìm thấy chủ yếu là công cụ chặt đập thô (rìa lưỡi ngang), công cụ mảnh tước, hòn ghè đập, chày nghiền, bàn nghiền, nạo, cắt, cuội có vết ghè, cuội nguyên liệu...
Các di chỉ của giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời kim khí (cách ngày nay khoảng 6.000 đến 4.000 năm) phân bố trên hai loại địa hình chủ yếu là trong hang động, mái đá như ở hang Sa Boỏng (thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa) và trên các đồi gò, dải đất cao như ở Sộc Áng (xã An Lạc, huyện Hạ Lang)... Rất nhiều công cụ tìm thấy bao gồm: rìu mài lưỡi hình tứ giác, rìu mài vai xuôi, rìu mài vai vuông, rìu mài vai nhọn, rìu tứ giác mài, công cụ rìa ngang làm từ mảnh đá lớn, mảnh bàn mài, công cụ chặt thô, bàn đập khắc ô vuông bằng đất nung, hòn chì lưới bằng đất nung...
2. Thời đại kim khí
Căn cứ vào những hiện vật khảo cổ cho thấy, thời đại kim khí ở Cao Bằng có 3 nhóm hiện vật mang đặc trưng của vă n hoá Đông Sơn và hậu Đông Sơn, đó là: trống đồng, di tích cự thạch (Dolmel) và một số hiện vật khác.
- Nhóm trống đồng: trống đồng là di vật khảo cổ học tiêu biểu cho thời kỳ dựng nước và được chế tác, sử dụng ở nước ta từ vài nghìn năm trước. Đến nay, ở Cao Bằng đã phát hiện được 16 trống đồng, trong đó có 5 trống sau đây thuộc phạm vi Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm):
+ Trống Đoỏng Đeng (thị trấ n Trùng Khánh, huyệ n Trùng Khánh).
+ Trống Bản Hóa 1 (xã Dân Chủ, huyện Hòa An).
+ Trống Lũng Nọi (xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh).
+ Trống Ngọc Khê (xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh).
+ Trống Bản Hóa 2 (xã Dân Chủ, huyện Hòa An).
- Nhóm di tích cự thạch (Dolmel): năm 2005, Cao Bằng đã phát hiện được 3 di tích cự thạch ở Bản Thảnh (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), xã Hồng Việt (huyện Hoà An) và xã Trường Hà (huyện Hà Quảng) đã chứng minh sự hiện diện của thời đại sắt (cụ thể là sơ kỳ thời đại sắt) trên mảnh đất Cao Bằng.
- Một số di tích và hiện vật khác có niên đại hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí như: núi Thua Luồng (huyện Hòa An), Ngườm Con Kẹn (xã Lê Lai, huyện Thạch An); 5 chiếc rìu và bôn một vai, hay những chiếc xẻng đá ở vùng ven thành phố Cao Bằng...
3.Thời Văn Lang – Âu Lạc
Từ buổi đầu dựng nước, Cao Bằng là nơi cư trú của bộ lạc Âu Việt (còn gọi là Tây Vu, Tây Âu, Tây Âu Lạc) - một trong hai bộ lạc đầu tiên (Lạc Việt, Âu Việt) xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Người Âu Việt cư trú ở các địa bàn thuộc tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang, là bộ lạc láng giềng lâu đời với bộ lạc Lạc Việt. Thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán.
Một trong những nguồn tư liệu phản ánh lịch sử Cao Bằng thời Văn Lang - Âu Lạc là truyền thuyết “Cẩu chủa cheng Vùa” (“Chín chúa tranh vua”) của đồng bào dân tộc Tày, kể về quá trình hình thành nhà nước Nam Cương vào cuối thời Hùng Vương. Nước Nam Cương có địa bàn chủ yếu là tỉnh Cao Bằng ngày nay và một số vùng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Cả nước chia thành 10 xứ mường, một xứ mường trung tâm - nơi Vua ở là vùng Hoà An có kinh đô Nam Bình (nay là Cao Bình, thành phố Cao Bằng), còn 9 xứ mường xung quanh do 9 chúa mường cai quản. Thục Chế làm vua nước Nam Cương, khi Thục Chế chết, con là Thục Phán mới 10 tuổi thay thế cha làm vua. Ngoài ra, còn các nguồn tư liệu khác như tục ngữ, thành ngữ, ca dao của dân tộc Tày, những đoạn tường thành bằng đất còn sót lại đến ngày nay của thành Bản Phủ (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), các công trình nghiên cứu của nhiều nhà sử học... phản ánh thời Văn Lang - Âu Lạc ở Cao Bằng.
Người Lạc Việt và người Âu Việt vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế - văn hóa gần gũi. Khi phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tần, họ đã đoàn kết cùng chiến đấu chống ngoại xâm.
Năm Đinh Hợi (214 trước Công nguyên), Tần Thuỷ Hoàng sai Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân chia 5 đạo tiến xuống phía Nam. Người Âu Việt và Lạc Việt đã liên kết chiến đấu chống quân xâm lược. Dưới sự chỉ huy của Thục Phán (người Cao Bằng), người bản địa không chịu để quân Tần bắt, họ cùng nhau lui vào rừng, đêm đêm lợi dụng trời tối xông ra đánh quân Tần. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kéo dài liên tục khoảng 5, 6 năm vô cùng anh dũng đã làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Tần, buộc chúng phải rút quân khỏi đất nước ta. Nhân dân Cao Bằng với nhiều cách đánh mưu trí, dũng cảm đã góp phần đưa cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, với vai trò là người chỉ huy, Thục Phán được tôn lên làm vua, đặt tên nước là Âu Lạc, kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Nhà nước Âu Lạc mở rộng hơn về lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với Nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc). Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại trong thời gian ngắn (từ năm 208 trước Công nguyên đến năm 179 trước Công nguyên) nhưng các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều tiếp tục phát triển cao hơn trên cơ sở những thành quả đạt được của Nhà nước Văn Lang. Do đó, thời Âu Lạc được coi là một giai đoạn phát triển tiếp tục của Văn Lang, tạo cơ đồ vững chắc của dân tộc ta vào thời kỳ đầu dựng nước. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng ngày nay có quyền tự hào về sự đóng góp của cha ông mình vào lịch sử dân tộc từ thời cổ đại.
4. Thời Bắc thuộc
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Cao Bằng đã có bề dày truyền thống lịch sử rất đáng tự hào, gắn liền với lịch sử của các dân tộc Việt Nam.
Năm 180 trước Công nguyên, Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, Thục Phán - An Dương Vương đã cử tướng Lý Bình cầm quân lên cùng với nhân dân các dân tộc Cao Bằng kháng chiến chống quân xâm lược. Nhiều trận đánh đã diễn ra ác liệt, điển hình là trận chiến tại khu vực Hoằng Ngà (thành phố Cao Bằng ngày nay), quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt khoảng 300 tên địch, đây là chiến thắng lớn nhất thời kỳ đó.
Năm 179 trước Công nguyên, Nhà nước Âu Lạc bị rơi vào tay của Triệu Đà. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc như Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường (từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên) thay nhau đô hộ nước ta kéo dài hơn một nghìn năm.
Chúng đã thi hành các chính sách áp bức bóc lột hà khắc, đồng hóa về văn hóa...
Không cam tâm bị đô hộ, các dân tộc Đại Việt đoàn kết một lòng, đã vùng lên đấu tranh giành lại độc lập tự chủ. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, cả miền xuôi, miền núi, trong đó có nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Các dân tộc ở Cao Bằng luôn gắn liền với sự nghiệp chung ấy, đặc biệt là trong việc bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Đến thời kỳ Bắc thuộc, các dân tộc Đại Việt đoàn kết một lòng, vùng lên đấu tranh anh dũng chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Năm 40-43, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, có sự tham gia của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng. Trong nhiều thế kỷ tiếp sau, đồng bào các dân tộc Cao Bằng đã tích cực tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thế kỷ VI, lật đổ ách thống trị nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân và cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII, lật đổ ách thống trị của nhà Đường. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước.
Cùng với những đóng góp trên mặt trận đấu tranh vũ trang chống Bắc thuộc, nhân dân Cao Bằng còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ sự trường tồn của những giá trị văn hóa Việt. Điều đó được chứng minh bằng một loạt các trống đồng được phát hiện ở Cao Bằng gồm có các loại I, II, IV và trung gian giữa I-IV Hêgơ. Khi Mã Viện (nhà Hán) sang cai trị nước ta, để đồng hoá người Việt, việc đầu tiên là thu hết trống đồng để đúc ngựa. Để chống lại chính sách của Mã Viện, cha ông ta đã phá tiền đồng đúc trống. Những trống đồng được tìm thấy ở Cao Bằng ghi nhận sức sống mãnh liệt của văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, đã lan tỏa và duy trì lâu bền ở vùng cực bắc của đất nước, là “bằng chứng về sự gắn bó của miền đất này (tức Cao Bằng và Hà Giang) với vùng châu thổ sông Hồng và truyền thống Đông Sơn được cư dân ở đây tiếp tục bảo lưu và chuyển hóa cho phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực”; đồng thời đây cũng là một biểu hiện mạnh mẽ và bền bỉ cho sự tồn tại của nền văn hoá Việt trước sự đồng hoá của người Hán.
Theo Sách Lịch sử và Địa lý tỉnh Cao Bằng
15/11/2023
Cao Bằng thời tiền sử và sơ sử
1. Thời đại đồ đá
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng chục di chỉ (Di chỉ là nơi có dấu vết sinh sống của người xưa) thời đại đá cũ, đá mới đến thời đại kim khí ở Cao Bằng. Một số di chỉ đã được khảo sát, khai quật và thu được hàng nghìn hiện vật đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, chứng tỏ rằng nơi đây là một trong những chiếc nôi của người tiền sử, là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.
Các di chỉ của văn hóa Sơn Vi (thuộc hậu kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 30.000-11.000 năm) được tìm thấy ở rất nhiều hang động có trầm tích và hóa thạch như: hang Lũng Ỏ, hang Đa Vĩ Trên, Lũng Nọi (huyện Quảng Hòa); Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, hang Ngườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện Trùng Khánh); thôn Bó Mạ (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), xã Thượng Hà (huyện Bảo Lạc);... Các công cụ tìm thấy khá đa dạng gồm: công cụ chặt đập, chày nghiền, mũi nhọn, rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi dọc, mảnh tước...
Các di chỉ của văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn (thuộc sơ kỳ đá mới cách ngày nay khoảng 12.000-6.000 năm) phân bố khá dày đặc trên miền núi đá vôi ẩn chứa nhiều hang động của tỉnh Cao Bằng. Các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình phân bố tại các xã Chí Thảo, Hồng Quang, Ngọc Động, Mỹ Hưng và thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa); hang Phe Phủ, hang Ngườm Xe (huyện Trùng Khánh); hang Ngườm Cắng (xã Cần Yên, huyện Hà Quảng); hang Ngườm Bốc (xã Hồng Việt, huyện Hòa An); hang Ngườm Càng (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh). Văn hóa Bắc Sơn ở Cao Bằng có 3 di chỉ điển hình là: hang Ngườm Cắng, hang Thần (huyện Hà Quảng) và hang Phà Kình (huyện Hòa An). Các công cụ đá tìm thấy chủ yếu là công cụ chặt đập thô (rìa lưỡi ngang), công cụ mảnh tước, hòn ghè đập, chày nghiền, bàn nghiền, nạo, cắt, cuội có vết ghè, cuội nguyên liệu...
Các di chỉ của giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời kim khí (cách ngày nay khoảng 6.000 đến 4.000 năm) phân bố trên hai loại địa hình chủ yếu là trong hang động, mái đá như ở hang Sa Boỏng (thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa) và trên các đồi gò, dải đất cao như ở Sộc Áng (xã An Lạc, huyện Hạ Lang)... Rất nhiều công cụ tìm thấy bao gồm: rìu mài lưỡi hình tứ giác, rìu mài vai xuôi, rìu mài vai vuông, rìu mài vai nhọn, rìu tứ giác mài, công cụ rìa ngang làm từ mảnh đá lớn, mảnh bàn mài, công cụ chặt thô, bàn đập khắc ô vuông bằng đất nung, hòn chì lưới bằng đất nung...
2. Thời đại kim khí
Căn cứ vào những hiện vật khảo cổ cho thấy, thời đại kim khí ở Cao Bằng có 3 nhóm hiện vật mang đặc trưng của vă n hoá Đông Sơn và hậu Đông Sơn, đó là: trống đồng, di tích cự thạch (Dolmel) và một số hiện vật khác.
- Nhóm trống đồng: trống đồng là di vật khảo cổ học tiêu biểu cho thời kỳ dựng nước và được chế tác, sử dụng ở nước ta từ vài nghìn năm trước. Đến nay, ở Cao Bằng đã phát hiện được 16 trống đồng, trong đó có 5 trống sau đây thuộc phạm vi Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm):
+ Trống Đoỏng Đeng (thị trấ n Trùng Khánh, huyệ n Trùng Khánh).
+ Trống Bản Hóa 1 (xã Dân Chủ, huyện Hòa An).
+ Trống Lũng Nọi (xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh).
+ Trống Ngọc Khê (xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh).
+ Trống Bản Hóa 2 (xã Dân Chủ, huyện Hòa An).
- Nhóm di tích cự thạch (Dolmel): năm 2005, Cao Bằng đã phát hiện được 3 di tích cự thạch ở Bản Thảnh (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), xã Hồng Việt (huyện Hoà An) và xã Trường Hà (huyện Hà Quảng) đã chứng minh sự hiện diện của thời đại sắt (cụ thể là sơ kỳ thời đại sắt) trên mảnh đất Cao Bằng.
- Một số di tích và hiện vật khác có niên đại hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí như: núi Thua Luồng (huyện Hòa An), Ngườm Con Kẹn (xã Lê Lai, huyện Thạch An); 5 chiếc rìu và bôn một vai, hay những chiếc xẻng đá ở vùng ven thành phố Cao Bằng...
3.Thời Văn Lang – Âu Lạc
Từ buổi đầu dựng nước, Cao Bằng là nơi cư trú của bộ lạc Âu Việt (còn gọi là Tây Vu, Tây Âu, Tây Âu Lạc) - một trong hai bộ lạc đầu tiên (Lạc Việt, Âu Việt) xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Người Âu Việt cư trú ở các địa bàn thuộc tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang, là bộ lạc láng giềng lâu đời với bộ lạc Lạc Việt. Thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán.
Một trong những nguồn tư liệu phản ánh lịch sử Cao Bằng thời Văn Lang - Âu Lạc là truyền thuyết “Cẩu chủa cheng Vùa” (“Chín chúa tranh vua”) của đồng bào dân tộc Tày, kể về quá trình hình thành nhà nước Nam Cương vào cuối thời Hùng Vương. Nước Nam Cương có địa bàn chủ yếu là tỉnh Cao Bằng ngày nay và một số vùng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Cả nước chia thành 10 xứ mường, một xứ mường trung tâm - nơi Vua ở là vùng Hoà An có kinh đô Nam Bình (nay là Cao Bình, thành phố Cao Bằng), còn 9 xứ mường xung quanh do 9 chúa mường cai quản. Thục Chế làm vua nước Nam Cương, khi Thục Chế chết, con là Thục Phán mới 10 tuổi thay thế cha làm vua. Ngoài ra, còn các nguồn tư liệu khác như tục ngữ, thành ngữ, ca dao của dân tộc Tày, những đoạn tường thành bằng đất còn sót lại đến ngày nay của thành Bản Phủ (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), các công trình nghiên cứu của nhiều nhà sử học... phản ánh thời Văn Lang - Âu Lạc ở Cao Bằng.
Người Lạc Việt và người Âu Việt vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế - văn hóa gần gũi. Khi phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tần, họ đã đoàn kết cùng chiến đấu chống ngoại xâm.
Năm Đinh Hợi (214 trước Công nguyên), Tần Thuỷ Hoàng sai Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân chia 5 đạo tiến xuống phía Nam. Người Âu Việt và Lạc Việt đã liên kết chiến đấu chống quân xâm lược. Dưới sự chỉ huy của Thục Phán (người Cao Bằng), người bản địa không chịu để quân Tần bắt, họ cùng nhau lui vào rừng, đêm đêm lợi dụng trời tối xông ra đánh quân Tần. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kéo dài liên tục khoảng 5, 6 năm vô cùng anh dũng đã làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Tần, buộc chúng phải rút quân khỏi đất nước ta. Nhân dân Cao Bằng với nhiều cách đánh mưu trí, dũng cảm đã góp phần đưa cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, với vai trò là người chỉ huy, Thục Phán được tôn lên làm vua, đặt tên nước là Âu Lạc, kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Nhà nước Âu Lạc mở rộng hơn về lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với Nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc). Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại trong thời gian ngắn (từ năm 208 trước Công nguyên đến năm 179 trước Công nguyên) nhưng các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều tiếp tục phát triển cao hơn trên cơ sở những thành quả đạt được của Nhà nước Văn Lang. Do đó, thời Âu Lạc được coi là một giai đoạn phát triển tiếp tục của Văn Lang, tạo cơ đồ vững chắc của dân tộc ta vào thời kỳ đầu dựng nước. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng ngày nay có quyền tự hào về sự đóng góp của cha ông mình vào lịch sử dân tộc từ thời cổ đại.
4. Thời Bắc thuộc
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Cao Bằng đã có bề dày truyền thống lịch sử rất đáng tự hào, gắn liền với lịch sử của các dân tộc Việt Nam.
Năm 180 trước Công nguyên, Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, Thục Phán - An Dương Vương đã cử tướng Lý Bình cầm quân lên cùng với nhân dân các dân tộc Cao Bằng kháng chiến chống quân xâm lược. Nhiều trận đánh đã diễn ra ác liệt, điển hình là trận chiến tại khu vực Hoằng Ngà (thành phố Cao Bằng ngày nay), quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt khoảng 300 tên địch, đây là chiến thắng lớn nhất thời kỳ đó.
Năm 179 trước Công nguyên, Nhà nước Âu Lạc bị rơi vào tay của Triệu Đà. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc như Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường (từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên) thay nhau đô hộ nước ta kéo dài hơn một nghìn năm.
Chúng đã thi hành các chính sách áp bức bóc lột hà khắc, đồng hóa về văn hóa...
Không cam tâm bị đô hộ, các dân tộc Đại Việt đoàn kết một lòng, đã vùng lên đấu tranh giành lại độc lập tự chủ. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, cả miền xuôi, miền núi, trong đó có nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Các dân tộc ở Cao Bằng luôn gắn liền với sự nghiệp chung ấy, đặc biệt là trong việc bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Đến thời kỳ Bắc thuộc, các dân tộc Đại Việt đoàn kết một lòng, vùng lên đấu tranh anh dũng chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Năm 40-43, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, có sự tham gia của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng. Trong nhiều thế kỷ tiếp sau, đồng bào các dân tộc Cao Bằng đã tích cực tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thế kỷ VI, lật đổ ách thống trị nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân và cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII, lật đổ ách thống trị của nhà Đường. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước.
Cùng với những đóng góp trên mặt trận đấu tranh vũ trang chống Bắc thuộc, nhân dân Cao Bằng còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ sự trường tồn của những giá trị văn hóa Việt. Điều đó được chứng minh bằng một loạt các trống đồng được phát hiện ở Cao Bằng gồm có các loại I, II, IV và trung gian giữa I-IV Hêgơ. Khi Mã Viện (nhà Hán) sang cai trị nước ta, để đồng hoá người Việt, việc đầu tiên là thu hết trống đồng để đúc ngựa. Để chống lại chính sách của Mã Viện, cha ông ta đã phá tiền đồng đúc trống. Những trống đồng được tìm thấy ở Cao Bằng ghi nhận sức sống mãnh liệt của văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, đã lan tỏa và duy trì lâu bền ở vùng cực bắc của đất nước, là “bằng chứng về sự gắn bó của miền đất này (tức Cao Bằng và Hà Giang) với vùng châu thổ sông Hồng và truyền thống Đông Sơn được cư dân ở đây tiếp tục bảo lưu và chuyển hóa cho phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực”; đồng thời đây cũng là một biểu hiện mạnh mẽ và bền bỉ cho sự tồn tại của nền văn hoá Việt trước sự đồng hoá của người Hán.
Theo Sách Lịch sử và Địa lý tỉnh Cao Bằng
|