Tri ân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
26/07/2017
Lượt xem: 11246
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Để nhân dân ta bày tỏ sự biết ơn đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng Đảng và nhà nước ta đã lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày "Thương binh liệt sĩ".
Cách đây tròn 70 năm, vào ngày 27-7-1947, “Ngày Thương binh toàn quốc” ( sau đổi thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ”) chính thức ra đời. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Ban Thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Trong thư Người viết:
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh.
Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu.
Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy.
Người vận động đồng bào nhường cơm, sẻ áo giúp đỡ thương binh. Bản thân Bác đã xung phong góp 1 chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ biếu Người, 1 tháng lương của Người, 1 bữa ăn của Người và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Trong lời kêu gọi nhân “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 27 tháng 7 năm 1948, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh:
“... Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.
Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sỹ.
Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần ...”.

Bác Hồ thăm các thương binh tại trại điều dưỡng thương binh nặng.
Bác Hồ còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Tháng 7/1951, Người phát động phong trào "Đón thương binh về làng" với nội dung cụ thể: "Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian". Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sĩ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết: "Hỡi các liệt sĩ. Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ. ... Một nén hương thanh. Vài lời an ủi". Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan "tàn nhưng không phế", Bác khuyên anh em thương binh: "Khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sĩ trở thành những "gia đình cách mạng gương mẫu".

Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đoàn Thị Xèo, xóm Vũ Ngược, xã Minh Thanh
Đã 70 năm trôi qua, kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác - Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.
Hàng năm, ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 đã trở thành một ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam.
Dương Liễu (TH)
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
26/07/2017
Tri ân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Để nhân dân ta bày tỏ sự biết ơn đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng Đảng và nhà nước ta đã lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày "Thương binh liệt sĩ".
Cách đây tròn 70 năm, vào ngày 27-7-1947, “Ngày Thương binh toàn quốc” ( sau đổi thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ”) chính thức ra đời. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Ban Thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Trong thư Người viết:
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh.
Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu.
Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy.
Người vận động đồng bào nhường cơm, sẻ áo giúp đỡ thương binh. Bản thân Bác đã xung phong góp 1 chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ biếu Người, 1 tháng lương của Người, 1 bữa ăn của Người và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Trong lời kêu gọi nhân “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 27 tháng 7 năm 1948, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh:
“... Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.
Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sỹ.
Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần ...”.

Bác Hồ thăm các thương binh tại trại điều dưỡng thương binh nặng.
Bác Hồ còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Tháng 7/1951, Người phát động phong trào "Đón thương binh về làng" với nội dung cụ thể: "Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian". Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sĩ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết: "Hỡi các liệt sĩ. Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ. ... Một nén hương thanh. Vài lời an ủi". Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan "tàn nhưng không phế", Bác khuyên anh em thương binh: "Khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sĩ trở thành những "gia đình cách mạng gương mẫu".

Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đoàn Thị Xèo, xóm Vũ Ngược, xã Minh Thanh
Đã 70 năm trôi qua, kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác - Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.
Hàng năm, ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 đã trở thành một ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam.
Dương Liễu (TH)
|