Tình thương yêu của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ Trường Sơn
20/04/2015
Lượt xem: 933
Ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định và trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập tuyến vận tải quân sự chiến lược để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và giúp nước bạn Lào.
Ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định và trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập tuyến vận tải quân sự chiến lược để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và giúp nước bạn Lào.

|
Anh hùng LLVTND Hồ Kan Lịch và đồng đội cùng những giây phút hạnh phúc được ở bên Bác. (trong ảnh, Anh hùng LLVTND Kan Lịch góc phải, phía trên).
|
Từ đó, Người luôn theo dõi, quan tâm tới tuyến vận tải chiến lược quan trọng này. Mỗi khi các đồng chí phụ trách Đoàn 559 về Hà Nội hoặc chuẩn bị vào Trường Sơn, Bác Hồ thường gọi đến trực tiếp báo cáo với Người về tình hình mọi mặt của tuyến vận tải quân sự. Bác rất quan tâm đến đời sống của nhân dân và bộ đội đang sinh sống, chiến đấu trên vùng rừng núi Trường Sơn.
Năm 1962, đồng chí Võ Bẩm, Đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559 lên gặp Bác, báo cáo với Bác rằng, cán bộ, chiến sĩ ta có tinh thần trách nhiệm cao, đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Còn đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn trên đất ta cũng như trên đất Lào, do ở những vùng quá xa xôi, hẻo lánh, lại bị địch thường xuyên càn quét, khủng bố nên thiếu lương thực, thiếu muối đến mờ cả mắt, rụng cả tóc, nhiều người phù thũng, hầu hết đều rách rưới, có người thiếu cả khố che thân. Nghe báo cáo, Bác vô cùng xúc động, ứa nước mắt thương cảm, căn dặn các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chú ý chăm sóc đời sống và sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phải tìm cách cứu giúp đồng bào. Dịp Quốc khánh 2/9/1962, chấp hành chỉ thị của Người, Đoàn 559 đã chuyển đến đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn 30 tấn muối, 10 tấn vải và nhiều lương thực.
Năm 1965, đồng chí Phan Trọng Tuệ, nguyên Bộ trưởng, đồng chí Nguyễn Tường Lân, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trước khi vào Trường Sơn nhận chức Tư lệnh kiêm Chính ủy và Phó Tư lệnh Đoàn 559 đã đến gặp Bác và nghe Bác căn dặn nhiều điều quý giá. Bác Hồ biết ở Trường Sơn có hàng vạn thanh niên xung phong mà non nửa là gái, đời sống hết sức khó khăn, thiếu thốn nên Người đã căn dặn các đồng chí lãnh đạo: "Tiêu chuẩn các cháu thanh niên xung phong phải lo đầy đủ như quân đội. Phải chăm sóc và cải thiện sinh hoạt văn hóa, giải trí cho các cháu". Bác còn nói: Các cháu ở nhà có cha mẹ, anh chị chăm sóc, lên công trường, các chú cán bộ phải thay cha mẹ, anh chị họ mà chăm sóc cho chu đáo. Phải lo tỉ mỉ cho các cháu từ cái kim, sợi chỉ, cái kéo cắt tóc, chiếc lược bí chải đầu...".
Khi nhận được những món quà mang đậm tình thương bao la của Bác, các chiến sĩ thanh niên xung phong rất sung sướng và cảm động, càng ra sức vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian lao mà anh dũng.
Theo baocaobang.vn
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
20/04/2015
Tình thương yêu của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ Trường Sơn
Ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định và trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập tuyến vận tải quân sự chiến lược để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và giúp nước bạn Lào.
Ngày 19/5/1959, Bác Hồ đã quyết định và trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập tuyến vận tải quân sự chiến lược để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và giúp nước bạn Lào.

|
Anh hùng LLVTND Hồ Kan Lịch và đồng đội cùng những giây phút hạnh phúc được ở bên Bác. (trong ảnh, Anh hùng LLVTND Kan Lịch góc phải, phía trên).
|
Từ đó, Người luôn theo dõi, quan tâm tới tuyến vận tải chiến lược quan trọng này. Mỗi khi các đồng chí phụ trách Đoàn 559 về Hà Nội hoặc chuẩn bị vào Trường Sơn, Bác Hồ thường gọi đến trực tiếp báo cáo với Người về tình hình mọi mặt của tuyến vận tải quân sự. Bác rất quan tâm đến đời sống của nhân dân và bộ đội đang sinh sống, chiến đấu trên vùng rừng núi Trường Sơn.
Năm 1962, đồng chí Võ Bẩm, Đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559 lên gặp Bác, báo cáo với Bác rằng, cán bộ, chiến sĩ ta có tinh thần trách nhiệm cao, đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Còn đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn trên đất ta cũng như trên đất Lào, do ở những vùng quá xa xôi, hẻo lánh, lại bị địch thường xuyên càn quét, khủng bố nên thiếu lương thực, thiếu muối đến mờ cả mắt, rụng cả tóc, nhiều người phù thũng, hầu hết đều rách rưới, có người thiếu cả khố che thân. Nghe báo cáo, Bác vô cùng xúc động, ứa nước mắt thương cảm, căn dặn các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chú ý chăm sóc đời sống và sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phải tìm cách cứu giúp đồng bào. Dịp Quốc khánh 2/9/1962, chấp hành chỉ thị của Người, Đoàn 559 đã chuyển đến đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn 30 tấn muối, 10 tấn vải và nhiều lương thực.
Năm 1965, đồng chí Phan Trọng Tuệ, nguyên Bộ trưởng, đồng chí Nguyễn Tường Lân, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trước khi vào Trường Sơn nhận chức Tư lệnh kiêm Chính ủy và Phó Tư lệnh Đoàn 559 đã đến gặp Bác và nghe Bác căn dặn nhiều điều quý giá. Bác Hồ biết ở Trường Sơn có hàng vạn thanh niên xung phong mà non nửa là gái, đời sống hết sức khó khăn, thiếu thốn nên Người đã căn dặn các đồng chí lãnh đạo: "Tiêu chuẩn các cháu thanh niên xung phong phải lo đầy đủ như quân đội. Phải chăm sóc và cải thiện sinh hoạt văn hóa, giải trí cho các cháu". Bác còn nói: Các cháu ở nhà có cha mẹ, anh chị chăm sóc, lên công trường, các chú cán bộ phải thay cha mẹ, anh chị họ mà chăm sóc cho chu đáo. Phải lo tỉ mỉ cho các cháu từ cái kim, sợi chỉ, cái kéo cắt tóc, chiếc lược bí chải đầu...".
Khi nhận được những món quà mang đậm tình thương bao la của Bác, các chiến sĩ thanh niên xung phong rất sung sướng và cảm động, càng ra sức vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian lao mà anh dũng.
Theo baocaobang.vn
|