Mãi mãi ghi công liệt sỹ Xuân Trường
11/07/2016
Lượt xem: 7530
Xuân Trường là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Bảo Lạc, có diện tích tự nhiên 7.820 ha. Địa hình của xã cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển.
Xuân Trường là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Bảo Lạc, có diện tích tự nhiên 7.820 ha. Địa hình của xã cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển.

Khu Di tích lịch sử Đồn Đồng Mu, xã Xuân Trường (Bảo Lạc).
Xuân Trường trước đây (thời Pháp thuộc) có tên là xã Ân Quang, gồm 4 xã: Hồng An, Đồng Mu, Phan Thanh, Khánh Xuân. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp cho xây dựng tại Đồng Mu một đồn khá kiên cố, có một trung đội lính thường trực, do ba sỹ quan Pháp chỉ huy, sẵn sàng ngăn chặn, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta và truy lùng, bắt bớ cán bộ hoạt động cách mạng. Ngày 4/2/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tấn công đồn Đồng Mu, diệt 20 tên địch, bắt sống 3 tù binh, thu 5 khẩu súng và nhiều đạn dược. Trong trận chiến đấu này, đồng chí Xuân Trường - tiểu đội trưởng, chỉ huy một tiểu đội tham gia tấn công đã chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh.
Sau khi đồn Đồng Mu bị tiêu diệt, xã Ân Quang được giải phóng. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và cán bộ, xã Ân Quang được mang tên mới là xã Xuân Trường, để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của liệt sỹ Xuân Trường và tình cảm của nhân dân trong xã đối với người liệt sỹ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để phù hợp với việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành trong tình hình mới, xã Xuân Trường tiếp tục được tách thành 3 xã (Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh). Hoà bình lập lại, xã Xuân Trường lại được chia tách thành 3 xã mới (Xuân Trường, Đồng Mu, Hồng An); đến năm 1981 hợp nhất hai xã Xuân Trường và Đồng Mu thành xã Xuân Trường.
Như vậy từ năm 1945, dù địa bàn của xã được tách nhập nhiều lần nhưng tên gọi Xuân Trường luôn luôn gắn liền với vùng đất này và gắn liền với tình cảm của đồng bào các dân tộc. Đồng bào rất tự hào với tên xã của mình.
Liệt sỹ Xuân Trường tên thật là Hoàng Văn Nhủng, dân tộc Tày, quê ở xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1936, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ phát triển, lan rộng đến cả vùng cao Hà Quảng, lúc đó đồng chí Hoàng Văn Nhủng còn trẻ nhưng rất hăng hái nên bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng. Từ đó đến năm 1940, với bí danh là Xuân Trường, từ một liên lạc viên, đồng chí Xuân Trường đã trở thành một cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong phong trào Thanh niên phản đế của châu Hà Quảng.
Giữa năm 1940, cùng với một số cán bộ tiêu biểu của Cao Bằng, đồng chí Xuân Trường được cử đi học quân sự ở Liễu Châu (Trung Quốc). Đầu năm 1944, đồng chí Xuân Trường về nước hoạt động chủ yếu ở vùng Lục Khu - Hà Quảng. Ngày 22/12/1944, đồng chí Xuân Trường là một trong số những đội viên xuất sắc của châu Hà Quảng được đồng chí Văn (sau này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp) chọn vào Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và được cử giữ chức Tiểu đội trưởng một tiểu đội ngay từ khi mới thành lập. Sau hai trận Phai Khắt, Nà Ngần giành thắng lợi giòn giã, Tiểu đội trưởng Xuân Trường cùng với anh em trong Đội hành quân về Lũng Dẻ, củng cố lực lượng rồi tiếp tục hành quân đi đánh đồn Đồng Mu (Bảo Lạc), là một đồn được xây dựng khá kiên cố, có giao thông hào bảo vệ, có ba cửa là cửa tiền, cửa hậu và một cửa để rút khi cần. Trận công đồn diễn ra vào đêm mùng 4/2/1945, trận đánh diễn ra ác liệt. Quân ta tổ chức thành 3 mũi tấn công vào cả ba cửa đồn, địch ngoan cố chống cự, nhưng trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân ta, binh lính và chỉ huy đồn đã bị tiêu diệt và bắt sống. Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, Tiểu đội trưởng Xuân Trường đã chỉ huy một mũi tấn công, chiến đấu rất dũng cảm và anh dũng hy sinh. Đồng chí là người liệt sỹ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ và chưa lập gia đình.
Tên của đồng chí Xuân Trường đã được đặt cho xã và đặt cho con đường dài 19,2 km từ Lũng Pán (Huy Giáp) về trung tâm xã là đường Xuân Trường. Tại thành phố Cao Bằng cũng đã dành một đường phố to đẹp mang tên Xuân Trường.
Theo baocaobang.vn
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
11/07/2016
Mãi mãi ghi công liệt sỹ Xuân Trường
Xuân Trường là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Bảo Lạc, có diện tích tự nhiên 7.820 ha. Địa hình của xã cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển.
Xuân Trường là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Bảo Lạc, có diện tích tự nhiên 7.820 ha. Địa hình của xã cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển.

Khu Di tích lịch sử Đồn Đồng Mu, xã Xuân Trường (Bảo Lạc).
Xuân Trường trước đây (thời Pháp thuộc) có tên là xã Ân Quang, gồm 4 xã: Hồng An, Đồng Mu, Phan Thanh, Khánh Xuân. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp cho xây dựng tại Đồng Mu một đồn khá kiên cố, có một trung đội lính thường trực, do ba sỹ quan Pháp chỉ huy, sẵn sàng ngăn chặn, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta và truy lùng, bắt bớ cán bộ hoạt động cách mạng. Ngày 4/2/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tấn công đồn Đồng Mu, diệt 20 tên địch, bắt sống 3 tù binh, thu 5 khẩu súng và nhiều đạn dược. Trong trận chiến đấu này, đồng chí Xuân Trường - tiểu đội trưởng, chỉ huy một tiểu đội tham gia tấn công đã chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh.
Sau khi đồn Đồng Mu bị tiêu diệt, xã Ân Quang được giải phóng. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và cán bộ, xã Ân Quang được mang tên mới là xã Xuân Trường, để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của liệt sỹ Xuân Trường và tình cảm của nhân dân trong xã đối với người liệt sỹ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để phù hợp với việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành trong tình hình mới, xã Xuân Trường tiếp tục được tách thành 3 xã (Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh). Hoà bình lập lại, xã Xuân Trường lại được chia tách thành 3 xã mới (Xuân Trường, Đồng Mu, Hồng An); đến năm 1981 hợp nhất hai xã Xuân Trường và Đồng Mu thành xã Xuân Trường.
Như vậy từ năm 1945, dù địa bàn của xã được tách nhập nhiều lần nhưng tên gọi Xuân Trường luôn luôn gắn liền với vùng đất này và gắn liền với tình cảm của đồng bào các dân tộc. Đồng bào rất tự hào với tên xã của mình.
Liệt sỹ Xuân Trường tên thật là Hoàng Văn Nhủng, dân tộc Tày, quê ở xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1936, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ phát triển, lan rộng đến cả vùng cao Hà Quảng, lúc đó đồng chí Hoàng Văn Nhủng còn trẻ nhưng rất hăng hái nên bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng. Từ đó đến năm 1940, với bí danh là Xuân Trường, từ một liên lạc viên, đồng chí Xuân Trường đã trở thành một cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong phong trào Thanh niên phản đế của châu Hà Quảng.
Giữa năm 1940, cùng với một số cán bộ tiêu biểu của Cao Bằng, đồng chí Xuân Trường được cử đi học quân sự ở Liễu Châu (Trung Quốc). Đầu năm 1944, đồng chí Xuân Trường về nước hoạt động chủ yếu ở vùng Lục Khu - Hà Quảng. Ngày 22/12/1944, đồng chí Xuân Trường là một trong số những đội viên xuất sắc của châu Hà Quảng được đồng chí Văn (sau này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp) chọn vào Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và được cử giữ chức Tiểu đội trưởng một tiểu đội ngay từ khi mới thành lập. Sau hai trận Phai Khắt, Nà Ngần giành thắng lợi giòn giã, Tiểu đội trưởng Xuân Trường cùng với anh em trong Đội hành quân về Lũng Dẻ, củng cố lực lượng rồi tiếp tục hành quân đi đánh đồn Đồng Mu (Bảo Lạc), là một đồn được xây dựng khá kiên cố, có giao thông hào bảo vệ, có ba cửa là cửa tiền, cửa hậu và một cửa để rút khi cần. Trận công đồn diễn ra vào đêm mùng 4/2/1945, trận đánh diễn ra ác liệt. Quân ta tổ chức thành 3 mũi tấn công vào cả ba cửa đồn, địch ngoan cố chống cự, nhưng trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân ta, binh lính và chỉ huy đồn đã bị tiêu diệt và bắt sống. Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, Tiểu đội trưởng Xuân Trường đã chỉ huy một mũi tấn công, chiến đấu rất dũng cảm và anh dũng hy sinh. Đồng chí là người liệt sỹ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ và chưa lập gia đình.
Tên của đồng chí Xuân Trường đã được đặt cho xã và đặt cho con đường dài 19,2 km từ Lũng Pán (Huy Giáp) về trung tâm xã là đường Xuân Trường. Tại thành phố Cao Bằng cũng đã dành một đường phố to đẹp mang tên Xuân Trường.
Theo baocaobang.vn
|