Bánh chưng xanh ngày Tết cổ truyền
14/02/2015
Lượt xem: 824
Từ bao đời nay, bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau gói bánh chưng và ngồi quây quần bên nồi luộc bánh chưng thật đầm ấm. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi mới, có thêm nhiều món ăn lạ, hấp dẫn nhưng sẽ không ai quên được bánh chưng - món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp, đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Từ bao đời nay, bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau gói bánh chưng và ngồi quây quần bên nồi luộc bánh chưng thật đầm ấm. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi mới, có thêm nhiều món ăn lạ, hấp dẫn nhưng sẽ không ai quên được bánh chưng - món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp, đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

|
Lá dong gói bánh chưng.
|
Trên khắp các đường phố, khu chợ, siêu thị, mọi người tấp nập mua sắm Tết. Từ bánh kẹo, đồ gia dụng, các loại hoa cảnh như: đào, mai, quất. Cùng với đó, không ai có thể quên chuẩn bị lá dong và nguyên liệu để gói bánh chưng.
Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản, gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong. Lá dong phải chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói. Rửa sạch lần lượt từng lá và dựng lên cho ráo nước. Trước khi gói, lá được cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Lạt gói bánh chưng là loại lạt chẻ từ thân cây giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần từ 2 - 4 chiếc lạt tùy theo cách gói của mỗi người.
Gạo thường chọn gạo nếp thơm, ngâm khoảng 8 - 10 tiếng, sau đó đãi sạch, vớt ra để ráo nước. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1 kg gạo, tuỳ độ to nhỏ theo ý thích của người gói. Đỗ xanh chọn loại hạt nhỏ, lòng vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước khoảng 1 - 2 tiếng rồi đãi sạch vỏ, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Thịt ba chỉ chọn loại nửa nạc nửa mỡ cho nhân bánh vị béo đậm đà. Thịt rửa sạch, thái thành từng miếng to khoảng 3 - 5 cm, sau đó trộn thêm hạt tiêu, muối.

|
Đỗ xanh đãi sạch đồ lên. giã mịn vo thành từng viên làm nhân bánh.
|
Để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp, có 2 cách gói bánh: gói bằng khuân hoặc gói đùm, cho bánh thật vuông, dùng lạt buộc lại cho chắc. Bánh khi gói phải gói chặt tay thì khi luộc bánh mới dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.
Trước khi luộc, bánh xếp vào nồi từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và luộc. Bánh luộc khoảng 10 - 12 tiếng là chín. Bánh vớt ra, rửa sạch, ép cho ráo nước. Bánh chưng thường ăn cùng với dưa, hành muối.

|
Những chiếc bánh chưng xanh được luộc từ 10 - 12 tiếng.
|
Ngày Tết, bánh chưng là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Tục lệ gói bánh chưng đã trở thành một tập quán, một nét văn hóa đẹp trong mỗi gia đình người Việt. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, những chiếc bánh chưng xanh lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình.
Theo baocaobang.vn
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
14/02/2015
Bánh chưng xanh ngày Tết cổ truyền
Từ bao đời nay, bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau gói bánh chưng và ngồi quây quần bên nồi luộc bánh chưng thật đầm ấm. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi mới, có thêm nhiều món ăn lạ, hấp dẫn nhưng sẽ không ai quên được bánh chưng - món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp, đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Từ bao đời nay, bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau gói bánh chưng và ngồi quây quần bên nồi luộc bánh chưng thật đầm ấm. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi mới, có thêm nhiều món ăn lạ, hấp dẫn nhưng sẽ không ai quên được bánh chưng - món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp, đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

|
Lá dong gói bánh chưng.
|
Trên khắp các đường phố, khu chợ, siêu thị, mọi người tấp nập mua sắm Tết. Từ bánh kẹo, đồ gia dụng, các loại hoa cảnh như: đào, mai, quất. Cùng với đó, không ai có thể quên chuẩn bị lá dong và nguyên liệu để gói bánh chưng.
Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản, gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong. Lá dong phải chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói. Rửa sạch lần lượt từng lá và dựng lên cho ráo nước. Trước khi gói, lá được cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Lạt gói bánh chưng là loại lạt chẻ từ thân cây giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần từ 2 - 4 chiếc lạt tùy theo cách gói của mỗi người.
Gạo thường chọn gạo nếp thơm, ngâm khoảng 8 - 10 tiếng, sau đó đãi sạch, vớt ra để ráo nước. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1 kg gạo, tuỳ độ to nhỏ theo ý thích của người gói. Đỗ xanh chọn loại hạt nhỏ, lòng vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước khoảng 1 - 2 tiếng rồi đãi sạch vỏ, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Thịt ba chỉ chọn loại nửa nạc nửa mỡ cho nhân bánh vị béo đậm đà. Thịt rửa sạch, thái thành từng miếng to khoảng 3 - 5 cm, sau đó trộn thêm hạt tiêu, muối.

|
Đỗ xanh đãi sạch đồ lên. giã mịn vo thành từng viên làm nhân bánh.
|
Để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp, có 2 cách gói bánh: gói bằng khuân hoặc gói đùm, cho bánh thật vuông, dùng lạt buộc lại cho chắc. Bánh khi gói phải gói chặt tay thì khi luộc bánh mới dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.
Trước khi luộc, bánh xếp vào nồi từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và luộc. Bánh luộc khoảng 10 - 12 tiếng là chín. Bánh vớt ra, rửa sạch, ép cho ráo nước. Bánh chưng thường ăn cùng với dưa, hành muối.

|
Những chiếc bánh chưng xanh được luộc từ 10 - 12 tiếng.
|
Ngày Tết, bánh chưng là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Tục lệ gói bánh chưng đã trở thành một tập quán, một nét văn hóa đẹp trong mỗi gia đình người Việt. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, những chiếc bánh chưng xanh lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình.
Theo baocaobang.vn
|