Bác Hồ dạy làm tham mưu
28/07/2015
Lượt xem: 830
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, việc xây dựng tổ chức quân sự, phát triển LLVT trên quy mô cả nước đặt ra một loạt vấn đề bức thiết về nắm địch, nắm ta, đào tạo cán bộ, bảo đảm vũ khí, lương thực v.v..
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, việc xây dựng tổ chức quân sự, phát triển LLVT trên quy mô cả nước đặt ra một loạt vấn đề bức thiết về nắm địch, nắm ta, đào tạo cán bộ, bảo đảm vũ khí, lương thực v.v.. Việc tổ chức ra một cơ quan tham mưu chiến lược, thống nhất chỉ huy các LLVT trong cả nước, trở thành yêu cầu khách quan, cấp thiết. Đồng chí Võ Nguyên Giáp khi đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý một số vấn đề về tổ chức cơ quan tham mưu như thế nào cho phù hợp. Một số cán bộ có hiểu biết ít nhiều về công tác tham mưu, tình báo, thông tin… được điều về Bộ Quốc phòng chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.

|
Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong tại Đền Hùng. Ảnh tư liệu.
|
Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập đồng chí Hoàng Văn Thái lên Phủ Chủ tịch để giao nhiệm vụ tổ chức cơ quan Bộ Tổng tham mưu. Khi đó cùng dự còn có đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong buổi giao nhiệm vụ ấy, Bác căn dặn nhiều điều, nhưng chủ yếu là: Ta vừa giành được độc lập, tự do, cả nước đang tích cực xây dựng quân giải phóng và tự vệ để cùng toàn dân giữ gìn độc lập tự do. Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng, nay Đoàn thể (Đảng) lập Bộ Tổng tham mưu để chỉ huy, điều hành LLVT trong cả nước. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của Đoàn thể, là cơ quan quân sự quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: Tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi, tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng.
Bác biết là lúc bấy giờ hầu hết cán bộ của ta hiểu biết về công tác tham mưu chưa nhiều, vì vậy, Bác động viên: Bây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm, vừa học, có quyết tâm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc.
Những lời Bác dạy ngay từ ngày đầu thành lập chính là phương hướng xây dựng, hoạt động rất cơ bản, lâu dài của Bộ Tổng tham mưu. Trong suốt 70 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc Bộ Tổng tham mưu đã không ngừng học hỏi, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức xây dựng, huấn luyện quân đội trở nên hùng mạnh, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến hôm nay, những điều Bác dạy cách đây 70 năm vẫn là phương châm cơ bản để Quân đội ta tiếp tục củng cố, xây dựng Bộ Tổng tham mưu, bảo đảm phù hợp với hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đó là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo qdnd.vn
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
-
-
-
-
-
Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh. Được dành cho người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
-
Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn.. Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).
-
-
Tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II. Đây là Chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của Chiến dịch.
-
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau.
-
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
28/07/2015
Bác Hồ dạy làm tham mưu
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, việc xây dựng tổ chức quân sự, phát triển LLVT trên quy mô cả nước đặt ra một loạt vấn đề bức thiết về nắm địch, nắm ta, đào tạo cán bộ, bảo đảm vũ khí, lương thực v.v..
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, việc xây dựng tổ chức quân sự, phát triển LLVT trên quy mô cả nước đặt ra một loạt vấn đề bức thiết về nắm địch, nắm ta, đào tạo cán bộ, bảo đảm vũ khí, lương thực v.v.. Việc tổ chức ra một cơ quan tham mưu chiến lược, thống nhất chỉ huy các LLVT trong cả nước, trở thành yêu cầu khách quan, cấp thiết. Đồng chí Võ Nguyên Giáp khi đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý một số vấn đề về tổ chức cơ quan tham mưu như thế nào cho phù hợp. Một số cán bộ có hiểu biết ít nhiều về công tác tham mưu, tình báo, thông tin… được điều về Bộ Quốc phòng chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.

|
Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong tại Đền Hùng. Ảnh tư liệu.
|
Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập đồng chí Hoàng Văn Thái lên Phủ Chủ tịch để giao nhiệm vụ tổ chức cơ quan Bộ Tổng tham mưu. Khi đó cùng dự còn có đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong buổi giao nhiệm vụ ấy, Bác căn dặn nhiều điều, nhưng chủ yếu là: Ta vừa giành được độc lập, tự do, cả nước đang tích cực xây dựng quân giải phóng và tự vệ để cùng toàn dân giữ gìn độc lập tự do. Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng, nay Đoàn thể (Đảng) lập Bộ Tổng tham mưu để chỉ huy, điều hành LLVT trong cả nước. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của Đoàn thể, là cơ quan quân sự quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: Tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi, tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng.
Bác biết là lúc bấy giờ hầu hết cán bộ của ta hiểu biết về công tác tham mưu chưa nhiều, vì vậy, Bác động viên: Bây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm, vừa học, có quyết tâm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc.
Những lời Bác dạy ngay từ ngày đầu thành lập chính là phương hướng xây dựng, hoạt động rất cơ bản, lâu dài của Bộ Tổng tham mưu. Trong suốt 70 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc Bộ Tổng tham mưu đã không ngừng học hỏi, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức xây dựng, huấn luyện quân đội trở nên hùng mạnh, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến hôm nay, những điều Bác dạy cách đây 70 năm vẫn là phương châm cơ bản để Quân đội ta tiếp tục củng cố, xây dựng Bộ Tổng tham mưu, bảo đảm phù hợp với hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đó là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo qdnd.vn
|