Triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 194

Ngày 20/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy đã ký ban hành Kế hoạch số 2508/KH-UBND về việc triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời - một trong những vấn đề mang ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của người dân trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa các hình thức học tập (học theo lớp, học trong trường, học ở ngoài nhà trường, học qua mạng, từ xa, học qua đồng nghiệp,…); tạo môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, qua đó khuyến khích người dân chủ động học thường xuyên, liên tục và học tập suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Thời gian tổ chức từ ngày 01/10/2024 đến ngày 07/10/2024, trong đó Lễ Khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 01/10/2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.

Tổ chức phát động, tuyên truyền về chủ đề của Tuần lễ gồm: Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội về tầm quan trọng và vai trò của việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời cho mọi người.

Treo băng rôn, khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục, văn phòng, cơ quan và nơi công cộng; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ để người dân biết và hưởng ứng tham gia.

Các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động của Tuần lễ theo hình thức linh hoạt phù hợp với điều kiện thức tiễn nhằm lan toả thông điệp và đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực. Tổ chức các Hội sách để giới thiệu sách mới, tạo không gian giao lưu giữa tác giả và độc giả. Thành lập các câu lạc bộ đọc sách, báo theo chủ đề, độ tuổi, giúp mọi người cùng nhau đọc và chia sẻ cảm nhận; tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện dựa trên sách báo để kích thích sự sáng tạo và yêu thích đọc sách báo.

Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng; tổ chức các sự kiện, các hoạt động giao lưu, các cuộc thi, các buổi tọa đàm... nhằm khuyến khích học sinh, học viên, sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người dân đọc sách; phát động học sinh, học viên, sinh viên và mọi người dân quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học cho các trường vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường các hoạt động thư viện trường học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tối ưu hóa nền tảng công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện; giới thiệu, nhân rộng các mô hình quản lý, tổ chức các hoạt động thư viện trường học tiêu biểu, điển hình.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và học liệu cho các thư viện: huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, tủ sách, sách cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường, điểm trường vùng khó khăn; huy động cha mẹ học sinh tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn học liệu, tài liệu tham khảo, thông tin ngoài sách giáo khoa/giáo trình để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời; tích hợp, lồng ghép giáo dục về kỹ năng, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cho học sinh, học viên, sinh viên gắn với tiết đọc/tiết học thư viện; tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng dẫn về kĩ năng, phương pháp đọc, phổ biến kinh nghiệm đọc sách cho người dân tại các trung tâm học tập cộng đồng.

Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động đa phương tiện tại các địa phương; khuyến khích các thư viện công cộng, thư viện trong các trường học, cơ sở giáo dục thường xuyên hợp tác luân chuyển sách, báo, tài liệu đến các trường học… thuộc vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh, học viên, sinh viên tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “tủ sách góc lớp”, “thư viện lưu động”, “thư viện linh hoạt”, “thư viện điện tử”…

Khuyến khích các thư viện công cộng, thư viện trong các cơ sở giáo dục hợp tác kết nối chia sẻ tài nguyên sách để triển khai hiệu quả các hoạt động khuyến đọc, các mô hình đọc sách/chia sẻ tri thức liên thế hệ, phổ biến kỹ năng, kinh nghiệm đọc nhằm nuôi dưỡng thói quen đọc sách góp phần xây dựng năng lực tự học, học tập suốt đời cho mọi người.

D.L

 

Triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 20/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy đã ký ban hành Kế hoạch số 2508/KH-UBND về việc triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời - một trong những vấn đề mang ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của người dân trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa các hình thức học tập (học theo lớp, học trong trường, học ở ngoài nhà trường, học qua mạng, từ xa, học qua đồng nghiệp,…); tạo môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, qua đó khuyến khích người dân chủ động học thường xuyên, liên tục và học tập suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Thời gian tổ chức từ ngày 01/10/2024 đến ngày 07/10/2024, trong đó Lễ Khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 01/10/2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.

Tổ chức phát động, tuyên truyền về chủ đề của Tuần lễ gồm: Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội về tầm quan trọng và vai trò của việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời cho mọi người.

Treo băng rôn, khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục, văn phòng, cơ quan và nơi công cộng; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ để người dân biết và hưởng ứng tham gia.

Các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động của Tuần lễ theo hình thức linh hoạt phù hợp với điều kiện thức tiễn nhằm lan toả thông điệp và đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực. Tổ chức các Hội sách để giới thiệu sách mới, tạo không gian giao lưu giữa tác giả và độc giả. Thành lập các câu lạc bộ đọc sách, báo theo chủ đề, độ tuổi, giúp mọi người cùng nhau đọc và chia sẻ cảm nhận; tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện dựa trên sách báo để kích thích sự sáng tạo và yêu thích đọc sách báo.

Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng; tổ chức các sự kiện, các hoạt động giao lưu, các cuộc thi, các buổi tọa đàm... nhằm khuyến khích học sinh, học viên, sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người dân đọc sách; phát động học sinh, học viên, sinh viên và mọi người dân quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học cho các trường vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường các hoạt động thư viện trường học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tối ưu hóa nền tảng công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện; giới thiệu, nhân rộng các mô hình quản lý, tổ chức các hoạt động thư viện trường học tiêu biểu, điển hình.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và học liệu cho các thư viện: huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, tủ sách, sách cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường, điểm trường vùng khó khăn; huy động cha mẹ học sinh tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn học liệu, tài liệu tham khảo, thông tin ngoài sách giáo khoa/giáo trình để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời; tích hợp, lồng ghép giáo dục về kỹ năng, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cho học sinh, học viên, sinh viên gắn với tiết đọc/tiết học thư viện; tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng dẫn về kĩ năng, phương pháp đọc, phổ biến kinh nghiệm đọc sách cho người dân tại các trung tâm học tập cộng đồng.

Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động đa phương tiện tại các địa phương; khuyến khích các thư viện công cộng, thư viện trong các trường học, cơ sở giáo dục thường xuyên hợp tác luân chuyển sách, báo, tài liệu đến các trường học… thuộc vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh, học viên, sinh viên tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “tủ sách góc lớp”, “thư viện lưu động”, “thư viện linh hoạt”, “thư viện điện tử”…

Khuyến khích các thư viện công cộng, thư viện trong các cơ sở giáo dục hợp tác kết nối chia sẻ tài nguyên sách để triển khai hiệu quả các hoạt động khuyến đọc, các mô hình đọc sách/chia sẻ tri thức liên thế hệ, phổ biến kỹ năng, kinh nghiệm đọc nhằm nuôi dưỡng thói quen đọc sách góp phần xây dựng năng lực tự học, học tập suốt đời cho mọi người.

D.L

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1