Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 228

Ngày 21/02/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy ký ban hành Văn bản số 448/UBND-VX về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố: Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 2564/KH-UBND ngày 19/9/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; rà soát, đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện chi trả không dùng tiền mặt; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội về lợi ích của việc chuyển đổi phương thức chi trả trợ cấp trực tiếp từ tiền mặt sang chi trả không dùng tiền mặt và các nội dung khác liên quan. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt gửi UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét việc xây dựng quy định mức chi, phí chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả thực hiện chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phương thức chi trả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt.

Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo các cơ chế, thủ tục để triển khai thực hiện trợ giúp xã hội qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.

 Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cấp mới, cấp đổi (Căn cước công dân/Mã định danh cá nhân) cho đối tượng người có công và bảo trợ xã hội, người nhận ủy quyền; hướng dẫn, cho phép các tổ chức liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai phương thức chi trả chính sách người có công và trợ giúp xã hội không sử dụng tiền mặt; thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước đối với chính sách người có công và trợ giúp xã hội trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện triển khai các giải pháp phát triển đa dạng việc tổ chức cung ứng, kênh phân phối, tăng cường các cây ATM tại vùng sâu, vùng xa, đa dạng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp dành cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện hỗ trợ mở tài khoản, hỗ trợ các khoản phí và phụ phí liên quan tới việc mở và duy trì tài khoản của các đối tượng.

UBND các huyện, thành phố: Tiếp tục tuyên truyền, thu thập thông tin các đối tượng đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng/ví điện tử; chủ động xây dựng các phương án, giải pháp thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng đảm bảo lộ trình, tiến độ chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác vận động đối tượng, gia đình đối tượng, người giám hộ, người được ủy quyền của các đối tượng tiếp cận, chủ động nhận trợ giúp xã hội bằng phương thức chi trả không dùng tiền mặt. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động hướng dẫn, đôn đốc cấp xã thực hiện quản lý các đối tượng, tăng, giảm, điều chỉnh chế độ, chính sách kịp thời; quản lý chi trả trợ giúp xã hội hằng tháng đảm bảo chi trả đúng, đủ về đối tượng và định mức thụ hưởng của đối tượng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt; kịp thời nắm bắt, tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng để có phương án khắc phục và đề xuất các cấp có thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đối tượng, người dân và đơn vị thực hiện (nếu có).

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Tiếp tục tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức và quần chúng Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Vận động người dân, đối tượng và gia đình, người thân của đối tượng thụ hưởng tự giác, tự nguyện chuyển đổi hình thức nhận trợ giúp xã hội hằng tháng từ hình thức nhận tiền mặt qua hình thức không dùng tiền mặt. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát việc thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng.

Trường hợp cơ quan chủ trì thực hiện tiến hành hợp nhất, đổi tên thì chủ động chuyển giao nhiệm vụ theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan sau hợp nhất và tiếp tục triển khai nhiệm vụ đảm bảo liên tục, thống nhất, không bị gián đoạn.

P.V

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 21/02/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy ký ban hành Văn bản số 448/UBND-VX về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố: Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 2564/KH-UBND ngày 19/9/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; rà soát, đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện chi trả không dùng tiền mặt; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội về lợi ích của việc chuyển đổi phương thức chi trả trợ cấp trực tiếp từ tiền mặt sang chi trả không dùng tiền mặt và các nội dung khác liên quan. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt gửi UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét việc xây dựng quy định mức chi, phí chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả thực hiện chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phương thức chi trả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt.

Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo các cơ chế, thủ tục để triển khai thực hiện trợ giúp xã hội qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.

 Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cấp mới, cấp đổi (Căn cước công dân/Mã định danh cá nhân) cho đối tượng người có công và bảo trợ xã hội, người nhận ủy quyền; hướng dẫn, cho phép các tổ chức liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai phương thức chi trả chính sách người có công và trợ giúp xã hội không sử dụng tiền mặt; thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước đối với chính sách người có công và trợ giúp xã hội trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện triển khai các giải pháp phát triển đa dạng việc tổ chức cung ứng, kênh phân phối, tăng cường các cây ATM tại vùng sâu, vùng xa, đa dạng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp dành cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện hỗ trợ mở tài khoản, hỗ trợ các khoản phí và phụ phí liên quan tới việc mở và duy trì tài khoản của các đối tượng.

UBND các huyện, thành phố: Tiếp tục tuyên truyền, thu thập thông tin các đối tượng đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng/ví điện tử; chủ động xây dựng các phương án, giải pháp thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng đảm bảo lộ trình, tiến độ chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác vận động đối tượng, gia đình đối tượng, người giám hộ, người được ủy quyền của các đối tượng tiếp cận, chủ động nhận trợ giúp xã hội bằng phương thức chi trả không dùng tiền mặt. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động hướng dẫn, đôn đốc cấp xã thực hiện quản lý các đối tượng, tăng, giảm, điều chỉnh chế độ, chính sách kịp thời; quản lý chi trả trợ giúp xã hội hằng tháng đảm bảo chi trả đúng, đủ về đối tượng và định mức thụ hưởng của đối tượng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt; kịp thời nắm bắt, tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng để có phương án khắc phục và đề xuất các cấp có thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đối tượng, người dân và đơn vị thực hiện (nếu có).

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Tiếp tục tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức và quần chúng Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Vận động người dân, đối tượng và gia đình, người thân của đối tượng thụ hưởng tự giác, tự nguyện chuyển đổi hình thức nhận trợ giúp xã hội hằng tháng từ hình thức nhận tiền mặt qua hình thức không dùng tiền mặt. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát việc thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng.

Trường hợp cơ quan chủ trì thực hiện tiến hành hợp nhất, đổi tên thì chủ động chuyển giao nhiệm vụ theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan sau hợp nhất và tiếp tục triển khai nhiệm vụ đảm bảo liên tục, thống nhất, không bị gián đoạn.

P.V

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1