Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 274

Ngày 23/8/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy đã ký ban hành Kế hoạch số 2281/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Mục đích của Kế hoạch nhằm tiếp tục củng cố, đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Cao Bằng, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, đặc biệt đối với vùng khó khăn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non (GDMN) có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển GDMN giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho các vùng có nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.

Mục tiêu chung là hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng của các địa phương; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống.

Mục tiêu cụ thể: Đối với trẻ em, đến năm 2025: có ít nhất 20% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tại các xã vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; trong đó có ít nhất 90% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các huyện có xã tập trung đông trẻ em người DTTS có mô hình tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: có ít nhất 30% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tại các xã vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; trong đó có 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; 100% các huyện có xã tập trung đông trẻ em người DTTS có mô hình tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đối với giáo viên, đến năm 2025: Bồi dưỡng 35% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; 80% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng DTTS được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; tự bồi dưỡng tiếng DTTS tại địa phương để giao tiếp, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Đến năm 2030: Bồi dưỡng 70% trở lên giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm đủ định mức giáo viên/nhóm, lớp và nhân viên theo quy định. 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng DTTS được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; tự bồi dưỡng tiếng DTTS tại địa phương để giao tiếp, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Đối với cơ sở GDMN, đến năm 2030: Phấn đấu xóa bỏ phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non của các huyện; cân đối kinh phí hằng năm theo các chương trình mục tiêu để xây dựng và sửa chữa nhà công vụ cho giáo viên; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý việc phát triển GDMN vùng khó khăn; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; triển khai chương trình GDMN phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em;  huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình.

Tải về 

 

D.L

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
KHEN THƯỞNG - XỬ PHẠT
Xem thêm







Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 27
  • Hôm nay: 8355
  • Trong tuần: 153 955
  • Tổng lượt truy cập: 17641132
  • Tất cả: 19423