Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh năm 2023
Ngày 03/3/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo đã ký ban hành Kế hoạch số 431/KH-UBND về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷu sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, phụ gia, chất bảo quản, kháng sinh trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản. Giảm sát thực phẩm nông lâm thủy sản trên diện rộng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý dẫn đến việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản. Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cập nhật, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phấn đấu 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ tại các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, VietGap đã được chứng nhận. Diện tích trồng trọt được chứng nhận VietGap tăng tối thiểu 10% so với năm 2022.
Các chỉ số phấn đấu đạt được trong năm 2023: 100% các cơ cở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện cấp giấy được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 90% trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/ năm (so với năm 2022).
Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP tăng 10%/ năm (so với năm 2022). Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%. 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Các nội dung thực hiện gồm: Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, truyền thông, quảng bà, biểu dương các tổ chức, cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại.
Giám sát, kiểm tra, thanh tra; tổ chức sản xuất kết nối với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
Phạm vi thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Tải về
D.L