Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình OCOP 6 tháng đầu năm 2024
07/08/2024
Lượt xem: 299
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã nhận được sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân. Công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng chặt chẽ; sự nỗ lực, phối hợp nhiệt tình của các chủ thể. 100% các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn năm 2024. Đến nay 10/10 huyện, thành phố đã rà soát và xác định số lượng sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá mới, số sản phẩm tham gia đánh giá lại do hết thời hạn của Giấy chứng nhận tiêu chuẩn OCOP. Các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành cử thành viên và kiện toàn thành viên tham gia hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thực hiện đạt chỉ tiêu “Đến hết năm 2025 có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao” (hiện nay tỉnh có 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao).

Lãnh đạo tỉnh tham quan các gian hàng bày bán sản phẩm OCOP tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm tỉnh Cao Bằng
Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh với nhiều hình thức phù hợp. Các cơ quan ngôn luận, thông tin trên địa bàn tỉnh tích cực đưa tin, bài, phóng sự về Chương trình OCOP; tổ chức lồng ghép nội dung tuyên truyền về Chương trình OCOP trong các hội nghị, hội thảo. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức 03 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP năm 2024 với 136 chủ thể có sản phẩm đã được chứng nhận OCOP. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức bằng nhiều hình thức, từ những gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị, lễ hội tại các huyện, thành phố đến các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế...Các chủ thể tham gia giao thương trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, 24/7, Post Mart, Voso gồm các sản phẩm đạt OCOP của HTX nông nghiệp ba sạch Hưng Đạo, HTX Tâm Hòa, HTX nông nghiệp Yên Công, Công ty TNHH Cao Tuyền, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phan Hoàng, Hộ kinh doanh Sơn Tòng (Bánh khảo Sơn Tòng), Hộ kinh doanh Tô Ái Thương (bún màu), Hộ kinh doanh Phạm Thị Ngợi (Nấm hương). Huy động nguồn lực thực hiện chương trình trong năm 2024 là 5.400 triệu đồng.

Các sản phẩm OCOP được trưng bày trong Chương trình Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội
Năm 2024 có 100 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 68 sản phẩm đăng ký mới, 32/35 sản phẩm đăng ký đánh giá lại do hết hạn công nhận; Gồm có 71 chủ thể thực hiện, trong đó: 13 HTX, 04 tổ hợp tác, 05 Doanh nghiệp và 49 hộ sản xuất kinh doanh. Đến nay toàn tỉnh có 144 sản phẩm OCOP (gồm 13 sản phẩm 4 sao và 131 sản phẩm 3 sao) thuộc 4 nhóm sản phẩm gồm: 124 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 11 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 06 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; Với 91 chủ thể thực hiện, trong đó: 27 Hợp tác xã, 07 tổ hợp tác, 10 doanh nghiệp, 47 hộ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện Chương trình OCOP 6 tháng đầu năm 2024 còn gặp những khó khăn, hạn chế: Cơ chế chính sách thực hiện Chương trình chưa được điều chỉnh, hạn chế một số cơ sở sản xuất kinh doanh; Một số địa phương chưa chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, chưa có báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện; Công tác triển khai rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở một số địa phương còn chậm tiến độ; Sản phẩm OCOP của tỉnh chủ yếu tập trung hai nhóm là thực phẩm và đồ uống; Hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP còn hạn chế, một số chủ thể chưa chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm tại các tỉnh, thành phố; Một số cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, lẻ…
6 tháng cuối năm 2024, phấn đấu toàn tỉnh có thêm khoảng 30 sản phẩm đăng ký mới được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên. Hỗ trợ xây dựng 04 điểm mua sắm gắn với hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương. Duy trì, củng cố 100% các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, trong đó, tổ chức 01 Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện những giải pháp trọng tâm sau: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực; chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm OCOP. Củng cố, kiện toàn Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện để quản lý, điều hành chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp, gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội với thực hiện chương trình theo từng nội dung cụ thể; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế tham gia góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy định; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm OCOP của các chủ thể. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động tổ chức lồng ghép các gian hàng OCOP trong các chương trình, sự kiện của tỉnh; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành phố và quốc tế; hỗ trợ các chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử, các ứng dụng bán hàng trực tuyến. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 trên địa bàn các huyện, thành phố; kiểm tra các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, thu hồi Giấy chứng nhận đối với các sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định…
Kim Cúc
07/08/2024
Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình OCOP 6 tháng đầu năm 2024
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã nhận được sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân. Công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng chặt chẽ; sự nỗ lực, phối hợp nhiệt tình của các chủ thể. 100% các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn năm 2024. Đến nay 10/10 huyện, thành phố đã rà soát và xác định số lượng sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá mới, số sản phẩm tham gia đánh giá lại do hết thời hạn của Giấy chứng nhận tiêu chuẩn OCOP. Các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành cử thành viên và kiện toàn thành viên tham gia hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thực hiện đạt chỉ tiêu “Đến hết năm 2025 có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao” (hiện nay tỉnh có 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao).

Lãnh đạo tỉnh tham quan các gian hàng bày bán sản phẩm OCOP tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm tỉnh Cao Bằng
Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh với nhiều hình thức phù hợp. Các cơ quan ngôn luận, thông tin trên địa bàn tỉnh tích cực đưa tin, bài, phóng sự về Chương trình OCOP; tổ chức lồng ghép nội dung tuyên truyền về Chương trình OCOP trong các hội nghị, hội thảo. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức 03 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP năm 2024 với 136 chủ thể có sản phẩm đã được chứng nhận OCOP. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức bằng nhiều hình thức, từ những gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị, lễ hội tại các huyện, thành phố đến các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế...Các chủ thể tham gia giao thương trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, 24/7, Post Mart, Voso gồm các sản phẩm đạt OCOP của HTX nông nghiệp ba sạch Hưng Đạo, HTX Tâm Hòa, HTX nông nghiệp Yên Công, Công ty TNHH Cao Tuyền, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phan Hoàng, Hộ kinh doanh Sơn Tòng (Bánh khảo Sơn Tòng), Hộ kinh doanh Tô Ái Thương (bún màu), Hộ kinh doanh Phạm Thị Ngợi (Nấm hương). Huy động nguồn lực thực hiện chương trình trong năm 2024 là 5.400 triệu đồng.

Các sản phẩm OCOP được trưng bày trong Chương trình Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội
Năm 2024 có 100 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 68 sản phẩm đăng ký mới, 32/35 sản phẩm đăng ký đánh giá lại do hết hạn công nhận; Gồm có 71 chủ thể thực hiện, trong đó: 13 HTX, 04 tổ hợp tác, 05 Doanh nghiệp và 49 hộ sản xuất kinh doanh. Đến nay toàn tỉnh có 144 sản phẩm OCOP (gồm 13 sản phẩm 4 sao và 131 sản phẩm 3 sao) thuộc 4 nhóm sản phẩm gồm: 124 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 11 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 06 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; Với 91 chủ thể thực hiện, trong đó: 27 Hợp tác xã, 07 tổ hợp tác, 10 doanh nghiệp, 47 hộ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện Chương trình OCOP 6 tháng đầu năm 2024 còn gặp những khó khăn, hạn chế: Cơ chế chính sách thực hiện Chương trình chưa được điều chỉnh, hạn chế một số cơ sở sản xuất kinh doanh; Một số địa phương chưa chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, chưa có báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện; Công tác triển khai rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở một số địa phương còn chậm tiến độ; Sản phẩm OCOP của tỉnh chủ yếu tập trung hai nhóm là thực phẩm và đồ uống; Hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP còn hạn chế, một số chủ thể chưa chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm tại các tỉnh, thành phố; Một số cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, lẻ…
6 tháng cuối năm 2024, phấn đấu toàn tỉnh có thêm khoảng 30 sản phẩm đăng ký mới được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên. Hỗ trợ xây dựng 04 điểm mua sắm gắn với hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương. Duy trì, củng cố 100% các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, trong đó, tổ chức 01 Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện những giải pháp trọng tâm sau: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực; chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm OCOP. Củng cố, kiện toàn Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện để quản lý, điều hành chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp, gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội với thực hiện chương trình theo từng nội dung cụ thể; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế tham gia góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy định; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm OCOP của các chủ thể. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động tổ chức lồng ghép các gian hàng OCOP trong các chương trình, sự kiện của tỉnh; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành phố và quốc tế; hỗ trợ các chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử, các ứng dụng bán hàng trực tuyến. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 trên địa bàn các huyện, thành phố; kiểm tra các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, thu hồi Giấy chứng nhận đối với các sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định…
Kim Cúc
|