Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 203

Ngày 26/9/2023, Chi cục Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. 

anh tin bai

Các đại biểu dự hội nghị.

 Năm 2023, toàn tỉnh có 98 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP; trong đó, có 78 sản phẩm đăng ký mới; 3 sản phẩm đăng ký nâng hạng; 17 sản phẩm đánh giá lại. Trong năm, Chi cục phối hợp với Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh (CSSP) hỗ trợ 10 chủ thể xây dựng video quảng bá sản phẩm OCOP; đăng ký cho 1 chủ thể tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại thành phố Hà Nội. 

Đến nay, toàn tỉnh duy trì 97 sản phẩm của 67 chủ thể được đánh giá, phân hạng, trong đó có 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 88 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng, được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao. Các chủ thể sản xuất chủ động nguồn nguyên vật liệu, đầu tư máy móc, liên kết tìm kiếm thị trường, quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Vì vậy, giá trị các sản phẩm OCOP không ngừng được nâng lên. Hiện nay, thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh chủ yếu tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trong tỉnh và một số tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội…

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc, định hướng phát triển các sản phẩm OCOP thời gian tới. Trong đó, trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

Định hướng triển các sản phẩm OCOP chủ lực, hướng đến sản phẩm chất lượng cao, sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững. Hỗ trợ chủ thể đầu tư chế biến sâu theo chuỗi liên kết và đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm OCOP trên thị trường. Triển khai các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh; ưu tiên vốn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển, nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền. Chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, đặc biệt là các hợp tác xã, doanh nghiệp, làng nghề.

Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1