Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 3993

Từ tháng 8/2016, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển nông nghiệp -  nông thôn (NNNT) của Chính sách và chiến lược phát triển NNNT triển khai Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý  “Cao Bằng” cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng, nhằm bảo vệ danh tiếng, nâng cao chất lượng, quảng bá và thương mại sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất trúc sào của người dân tại địa phương.

Từ tháng 8/2016, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển nông nghiệp -  nông thôn (NNNT) của Chính sách và chiến lược phát triển NNNT triển khai Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý  “Cao Bằng” cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng, nhằm bảo vệ danh tiếng, nâng cao chất lượng, quảng bá và thương mại sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất trúc sào của người dân tại địa phương.

lo%20go%20truc%20sao

Phác thảo hai mẫu lô gô về sản phẩm trúc sào Cao Bằng.

 

Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng được triển khai thực hiện từ tháng 8/2016 - 8/2018 với kinh phí 650 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị quản lý dự án, các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An và các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tre trúc và các hộ sản xuất trúc là đơn vị phối hợp thực hiện.

Đến nay, Dự án đã triển khai các hoạt động: Thu thập thông tin để xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào; tổ chức hội nghị triển khai thực hiện dự án với các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hòa An, đại diện một số xã trọng điểm vùng nguyên liệu trong tỉnh, các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh tre trúc; Hội thảo tham vấn lấy ý kiến đại biểu về: Sản phẩm đăng ký bảo hộ, lô gô chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng chỉ dẫn địa lý, quy chế quản lý Dự án...

Sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc, có danh tiếng, chất lượng và đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ với chỉ dẫn địa lý đó quyết định, do đó, việc đăng ký bảo vệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng sẽ đem lại những cơ hội về kinh doanh, thương mại, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy quá trình văn minh hóa nông thôn và duy trì văn hóa truyền thống các vùng, khu vực, quốc gia. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng núi và cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của người dân tại địa phương có sản phẩm được đăng ký.

Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm cây trúc sào của tỉnh Cao Bằng sẽ là sản phẩm thứ hai được Nhà nước bảo hộ sau thành công chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” cho sản phẩm hạt dẻ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trước đó.

Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1