Ứng dụng mùn sinh học nâng cao chất lượng đất trên một số cây trồng
Lượt xem: 104

Sau 2 năm (2011 - 2013) thực hiện mô hình sử dụng mùn sinh học BEFGMYDT-041206D, đất bạc màu được cải tạo, hàm lượng các chất khoáng đa lượng N,P,K được nâng cao, độ chua giảm, hàm lượng mùn trong đất tăng, sự tác động của nước mưa lên tầng đất mặt giảm, hạn chế hiện tượng xói mòn.

Sau 2 năm (2011 - 2013) thực hiện mô hình sử dụng mùn sinh học BEFGMYDT-041206D, đất bạc màu được cải tạo, hàm lượng các chất khoáng đa lượng N,P,K được nâng cao, độ chua giảm, hàm lượng mùn trong đất tăng, sự tác động của nước mưa lên tầng đất mặt giảm, hạn chế hiện tượng xói mòn.

Cao Bằng có gần 95.000 ha đất dành cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 14,12% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Cây trồng chính gồm các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá), cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất đạt khoảng 1,3 lần/năm.


 
          Nên thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học để chăm bón, phòng trừ sâu hại cho cây trồng.    

Đất nông nghiệp ở Cao Bằng đã và đang bị suy thoái, trở nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng do quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra hằng năm, dẫn tới cây trồng có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, mùn sinh học BEFGMYDT-041206D là một loại phân có tác dụng cung cấp chất hữu cơ và các vi sinh vật sống cho đất nhằm khôi phục cân bằng tự nhiên trong đất, cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Xuất phát từ thực tiễn đó, Bằng nguồn vốn sự nghiệp KH&CN tỉnh, Trung tâm Khoa học công nghệ phát triển đô thị và nông thôn (thuộc Sở KH&CN Hà Nội) triển khai thực hiện Đề tài “Ứng dụng mùn sinh học BEFGMYDT-041206D nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng”.

Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, sau 2 năm thực hiện, đề tài đã tiến hành khảo sát địa điểm để xây dựng mô hình ở hai huyện Quảng Uyên và Phục Hòa; khảo nghiệm mô hình sử dụng mùn sinh học BEFGMYDT-041206D cho cây ngô và mía là các cây trồng chủ yếu được trồng trên đất bạc màu của tỉnh.

Qua khảo sát thực tế của các nhà khoa học tại 2 huyện Quảng Uyên và Phục Hòa cho thấy: Quảng Uyên là một huyện thuần nông, canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, chỉ trồng các cây lương thực như ngô, đậu tương, lúa. Diện tích đất có thể đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 18%, trong đó, đất đai trên vùng núi thường bị xói mòn, bạc màu, chất lượng đất kém. Vì vậy năng suất cây trồng hằng năm không cao. Năng suất lúa trung bình chỉ đạt từ 30 - 32 tạ/ha, đối với cây ngô là 32 - 34 tạ/ha. Cơ cấu cây trồng chính ở huyện Phục Hòa là các loại cây lương thực như ngô, lúa, trong những năm gần đây huyện đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ lệ cây trồng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như cây mía, năng suất mía đạt từ 45-48 tấn/ha.

Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu lựa chọn 2 hộ thực hiện mô hình ngô tại thôn An Mạ, xã Chí Thảo, huyện Quảng Uyên và xóm Nà Seo, thôn Bó Pu, thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa. Chọn 1 hộ thực hiện mô hình mía tại xóm Nà Seo, thôn Bó Pu, thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa.

Sau 2 năm tiến hành khảo nghiệm mô hình thí nghiệm sử dụng mùn sinh học BEFGMYDT-041206D để cải tạo đất, cho thấy: Đối với ngô: Sử dụng giống ngô Bioseed 9698, năng suất đạt 50 - 53 tạ/ha, chất lượng ngô đảm bảo, hàm lượng tinh bột trong hạt tăng, đặc biệt, bón mùn sinh học BEFGMYDT-041206D còn giúp giảm được các loại sâu hại, như: sâu xám, sâu đục thân, rầy và các bệnh do nấm gây ra trên cây ngô. Đối với cây mía (sử dụng giống mía ROC 22), năng suất đạt 75 - 90 tấn/ha, trữ lượng đường đạt từ 12,85 - 15,31%, tỷ lệ đổ gãy giảm, hạn chế được sâu đục thân, bệnh thối đỏ thân, gỉ sắt,…

Ở cả hai mô hình, đất bạc màu được cải tạo, hàm lượng các chất khoáng đa lượng N,P,K được nâng cao, độ chua giảm, hàm lượng mùn trong đất tăng, sự tác động của nước mưa lên tầng đất mặt giảm đã hạn chế được hiện tượng xói mòn.

Tuy nhiên, cải tạo đất cần một quá trình lâu dài, vì vậy cần phải áp dụng bón mùn sinh học BEFGMYDT-041206D trong các năm canh tác tiếp theo, kết hợp với bón phân vô cơ hợp lý và phân chuồng, để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.


Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1