Trùng Khánh nỗ lực thực hiện chuyển đổi số
Lượt xem: 268

 

 Chuyển đổi số (CĐS) được xem là một giải pháp để thích ứng với tình hình thực tế, là hướng thúc đẩy phát triển mới toàn diện trên các lĩnh vực. Nhận thức tầm quan trọng này, huyện Trùng Khánh đã xác định phải nỗ lực, khẩn trương thực hiện chiến lược CĐS, trước hết là tạo được những chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Cả hệ thống chính trị chủ động vào cuộc

Ngay khi bắt tay thực hiện chiến lược CĐS, huyện Trùng Khánh đã luôn trong tâm thế chủ động. Thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 và triển khai kế hoạch số 506/KH-UBND ngày 08/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực CĐS số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của cấp trên. Huyện Trùng Khánh đã tổ chức nhiều hoạt động, thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và Nhân dân trên địa bàn. Đến hết năm 2023, 100% các xã, thị trấn đã ban hành quyết định Hợp nhất Ban chỉ đạo CĐS cấp xã với Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã thành Ban chỉ đạo CĐS cấp xã thuộc đơn vị quản lý 21/21 xã, thị trấn, với 203/203 tổ công nghệ số cộng đồng, 975 thành viên, hỗ trợ người dân tham gia CĐS trên địa bàn.

UBND huyện đã ban hành Kế hoạch hằng năm về CĐS tại đơn vị; CBCCVC tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng định kỳ hằng năm; Quan tâm công tác phát triển hạ tầng số. Đến nay, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% UBND cấp huyện, cấp xã. Duy trì đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức huyện, xã, thị trấn được trang bị máy tính, kết nối Internet, kết nối an toàn, thông suốt các mạng LAN và trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) giữa UBND huyện và UBND các xã, thị trấn để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin môi trường mạng. Thường xuyên rà soát, mua sắm nâng cấp trang thiết bị, máy tính cá nhân, máy in, máy scan, gia hạn chữ ký số theo quy định... Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử tại UBND huyện, xã, thị trấn; 100% lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và lãnh đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện ký số các văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT iOffice.

Hoàn thành 12/12 nhiệm vụ về Phát triên Chính quyền số

Huyện Trùng Khánh đề ra 12 nhiệm vụ về Phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng. Đến nay, 12/12 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt 100% KH. Tổng số văn bản đi của đơn vị được gửi dưới dạng văn bản điện tử là 18.592/18.624 đạt 99,82%. 100% văn bản trao đổi giữa UBND huyện và các đơn vị liên quan dưới dạng điện tử, trừ văn bản không được gửi qua môi trường mạng theo quy định. 100% các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện, UBND xã, thị trấn và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được cung cấp và sử dụng chữ ký số trong hoạt động công vụ. Trên 85% hồ sơ công việc tại huyện và trên 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) một phần và toàn trình ở cấp huyện tiếp nhận 5.032 hồ sơ, đã giải quyết được 4.976 hồ sơ (trong đó: đúng hạn 4.781 hồ sơ, đang giải quyết 56 hồ sơ). Tỷ lệ 4.976/5.032 đạt 98,88%. cấp xã tiếp nhận 11.377 hồ sơ, đã giải quyết được 11.373 hồ sơ (trong đó: đúng hạn: 11.309 hồ sơ, đang giải quyết 04 hồ sơ). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết công việc 11.373/11.377 đạt 99,96%. 100% báo cáo định kỳ của huyện được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của huyện. 80% thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng yêu cầu được triển khai DVCTT một phần và toàn trình; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; trên 40% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý qua DVCTT một phần và toàn trình. Tỷ lệ DVCTT một phần và toàn trình có phát sinh hồ sơ là 42/230 đạt 18,26%. Tỷ lệ hồ sơ DVCTT một phần và toàn trình được xử lý trực tuyến là 9.072/19.848 đạt 45,70%.

anh tin bai

Rất nhiều thủ tục hành chính được Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Trùng Khánh áp dụng mô hình dịch vụ công trực tuyến.

Kết quả số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 51,3%; thanh toán trực tuyến đạt tỷ lệ 15,37 %. Duy trì hoạt động hội nghị truyền hình trực tuyến huyện và 21 xã, thị trấn. Hệ thống truyền hình trực tuyến được triển khai kết nối từ cấp huyện đến cấp xã với 02 điểm cầu cấp huyện, 21 điểm cầu cấp xã. thị trấn. Phát triển các hệ thống nền tảng phục vụ hoạt động Chính quyền điện tử phù hợp với kế hoạch, lộ trình của tỉnh đề ra.

Bên cạnh đó, huyện tăng cường phát triển kinh tế số và xã hội số: Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp thuế điện tử là 84/84, đạt 100%. BCĐ chuyển đổi số huyện chỉ đạo các đơn vị thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt mà dùng các ứng dụng VNpay, momo... trong các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân đưa các sản phẩm: Gạo nếp ong, hạt dẻ Trùng Khánh, Công ty cổ phần phát triển xây dựng Cao Bằng (3 sao); Nho đen, Công ty cô phần Hoàng Thành Cao Bằng, xã Đức Hồng (3 sao); Tương Mẹc cảng, hộ kinh doanh Hoàng Thị Phượng, phố Thông Huề, xã Đoài Dương (3 sao); sản phẩm du lịch cộng đồng Yến Nhi – Bản Giốc Homestay, hộ kinh doanh Triệu Ích Sỹ, xóm Ban Gun – Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (3 sao); Lan’s Homestay, Công ty TNHH du lịch Quốc tế Thác Bản Giốc, xóm Bản Giốc, xã Đàm Thủy (4 sao), bánh khảo Cô Hải, hộ kinh doanh Triệu Thị Lựu, phố Thông Huề, xã Đoài Dương (3 sao) lên sàn thương mại điện tử; hướng dẫn các điểm, khu du lịch quảng bá hình ảnh, điểm du lịch trên các trang thông tin đại chúng như zalo, facebook, các fanpage....; Chỉ đạo sử dụng hiệu quả 42 camera giám sát phục vụ trật tự, an toàn xã hội tại Trung tâm huyện. Triển khai trên các nền tảng số như: VNeiD; sổ sức khỏe điện tử; VssID (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế)... Số hộ gia đình có kết nối internet băng rộng là 7.815/17.347 hộ, đạt 45,05%. Số xóm có dịch vụ Internet băng rộng cố định mặt đất: 187/203, đạt 92,1%. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 30%.

          Tiếp tục phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong quá trình triển khai thực hiện, một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện còn lúng túng trong quá trình thực hiện các nội dung theo bộ tiêu chí đánh giá mức độ xây dựng chính quyền điện tử. Kinh phí dành cho đầu tư hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, công tác CĐS chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc triên khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử chưa đồng đều. Hạ tầng kỹ thuật CNTT ở một số cấp xã chưa đồng bộ; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ của TTHC được cung cấp DVC trực tuyến toàn trình và một phần chưa cao. Chưa đảm bảo tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công. Một số địa phương chưa cập nhật đầy đủ thông tin về tiêp nhận, xử lý và trả kết quả TTHC trên cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử chưa thực hiện việc đính kèm văn bản kết quả giải quyết TTHC có ký số trên hệ thống dịch vụ công để hoàn thành việc giải quyết TTHC theo quy định. Một số xã, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác CĐS và chưa có công chức chuyên môn về CNTT, chủ yếu là công chức kiêm nghiệm nên quá trình triển khai thực hiện CĐS trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đúng thời gian quy định.

Xác định các nhiệm vụ CĐS trọng tâm làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân; thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên địa bàn huyện theo chủ trương, lộ trình, hướng dẫn của tỉnh và điều kiện thực tế tại huyện. Huyện Trùng Khánh tiếp tục duy trì đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện và phường xã được trang bị máy tính để phục vụ công việc và kết nối mạng Internet. 100% các văn bản đi của phòng, ban chuyên môn, UBND xã, thị trấn gửi đến UBND huyện được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng chính phủ, trừ văn bản không được gửi qua môi trường mạng theo quy định. 100% văn bản trao đổi giữa UBND huyện và các đơn vị liên quan dưới dạng điện tử, trừ văn bản không được gửi qua môi trường mạng theo quy định. Trên 85% hồ sơ công việc tại huyện và trên 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 100% báo cáo định kỳ của huyện được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

Giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử. 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai DVCTT mức độ 3, mức độ 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC. 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; trên 40% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý qua DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đạt trên 20%. Tỷ lệ DVCTT có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến, Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt trên 10%. Duy trì hoạt động hội nghị truyền hình trực tuyến huyện và 21 xã, thị trấn. Phát triển các hệ thống nền tảng phục vụ hoạt động Chính quyền điện tử phù hợp với kế hoạch, lộ trình của tỉnh đề ra.

Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa và nhỏ tiếp cận nền tảng CĐS đạt trên 50%. Ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt trên 80%. Kinh tế số chiếm tỷ trọng nhất định trong từng ngành, lĩnh vực. Duy trì các sản phẩm đạt OCOP lên sàn thương mại điện tử. Phấn đấu trên 97 % tổ, xóm trên địa bàn huyện được phủ sóng di động hoặc Internet. Duy trì, bổ sung hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 100% xã, thị trấn và trên 70% hộ gia đình; Duy trì phổ cập dịch vụ mạng 4G, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 30%. Đẩy mạnh sử dụng nền tảng công nghệ số đối với thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đôn đốc cài đặt sổ sức khỏe điện tử.

 

Dương Liễu

                                                        





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1