Công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2019 - một số kết quả đáng ghi nhận
Lượt xem: 6561
Trên cơ sở bám sát Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư Pháp về công tác tư pháp năm 2019; với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Tư pháp tỉnh Cao Bằng, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực

Trên cơ sở bám sát Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư Pháp về công tác tư pháp năm 2019; với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Tư pháp tỉnh Cao Bằng, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực, Cụ thể:

Trong năm 2019, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 59 văn bản quy phạm pháp luật, góp ý 147 văn bản; tập trung thực hiện tốt công tác thẩm định đối với các văn bản phục vụ kỳ họp thứ 9, 10, 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2016 – 2020. Thực hiện tự kiểm tra đối với 31 quyết định do UBND tỉnh ban hành. Qua kiểm tra phát hiện 01 quyết định có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật. Phối hợp với Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành tự kiểm tra đối với 13 nghị quyết của HĐND tỉnh. Tiếp nhận và kiểm tra đối với 41 văn bản do HĐND, UBND cấp huyện gửi đến kiểm tra.

 

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Ngô Quỳnh Hoa triển khai chuyên đề tại Hội nghị báo cáo viên pháp luật năm 2019

Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát 26 văn bản QPPL còn hiệu lực do UBND tỉnh ban hành. Qua rà soát đã kiến nghị và xử lý đối với 22 văn bản, đảm bảo nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng năm 2018, bao gồm: 43 văn bản (9 nghị quyết, 30 quyết định, 04 chỉ thị) hết hiệu lực toàn bộ và 14 văn bản (08 nghị quyết, 06 quyết định) hết hiệu lực một phần. Đến nay, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 – 2018. Đối với cấp tỉnh có 507 văn bản được tập hợp để hệ thống hóa. Trong đó, có 179 văn bản hết hiệu lực toàn bộ; 35 văn bản hết hiệu lực một phần; 328 văn bản còn hiệu lực và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới đối với 77 văn bản. Đối với cấp huyện, 13/13 huyện, thành phố đã công bố Quyết định và báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL trong kỳ 2014 – 2018 đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra với tổng số 419 văn bản được tập hợp để hệ thống hóa. Trong đó, có 189 văn bản hết hiệu lực toàn bộ; 16 văn bản hết hiệu lực một phần; 230 văn bản còn hiệu lực và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới 8 văn bản. Các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành được cập nhật thường xuyên, đầy đủ chính xác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, trong năm 2019 đã cập nhật 59 văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật tại UBND xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường theo hướng đa dạng hóa về hình thức và hướng mạnh về cơ sở, từ đầu năm 2019 đến nay, tổ chức được trên 10.000 cuộc tuyên truyền, với 1.309.709 lượt người tham dự; tổ chức được 104 cuộc thi với 16.004 lượt người dự thi; phát hành 27.337 bản tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục duy trì mô hình tủ sách pháp luật tại các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 14/2019/QĐ-TTg. Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý tổ chức thực hiện tốt chính sách trợ giúp pháp lý, thực hiện được 343 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, hòa giải, tham gia tố tụng; tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 56 xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Hòa An, Thông Nông, Hà Quảng, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh cho 1.652 lượt người tham dự; tổ chức kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và Nguyên Bình.

Công tác bổ trợ tư pháp tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao. Trong năm 2019, các tổ chức hành nghề công chức đã thực hiện công chứng được 5.169 việc, thu được gần 2 tỷ đồng phí công chứng; chứng thực bản sao, chữ ký được 42.733 việc, thu được trên 443 triệu đồng phí chứng thực. Trong đó, phòng Công chứng số 01 thuộc Sở Tư pháp đã chứng nhận được 1.386 hợp đồng, giao dịch, bản dịch và thu được trên 554 triệu đồng tiền phí công chứng, trên 13 triệu đồng thù lao công chứng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính được 16.246 việc thu được trên 210 triệu đồng tiền phí; bằng 109 % chỉ tiêu kế hoạch. Các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký đượ giải quyết nhanh chóng, kịp thời, quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn pháp lý và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu công chứng, chứng thực. Các Văn phòng công chứng đã thực hiện được 3.783 việc, thu được gần 1 tỷ 500 triệu đồng phí công chứng; chứng thực bản sao được 24.525 việc, thu phí được 212 triệu đồng; chứng thực chữ ký 1.962 việc, thu phí được trên 20 triệu đồng. Tổng số nộp tiền vào ngân sách gần 200 triệu đồng.

Lĩnh vực quản lý nhà nước về giám định tư pháp tiếp tục được nâng cao, trong năm 2019 đã tiến hành giám định 588 vụ việc. Các kết luận giám định bảo đảm tính chính xác, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo cho công tác xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 

Những kết quả nêu trên đã góp phần thiết thực vào thành tựu chung của tỉnh về phát triển KT-XH. Vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, KT-XH ngày càng được khẳng định.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2019, bước sang năm 2020, toàn ngành tư pháp tỉnh Cao Bằng tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Chương trình hành động của ngành Tư pháp và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp; chú trọng kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ sở; kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn với cải cách công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ; mở rộng việc tiếp nhận, xử lý văn bản trên môi trường mạng; tăng cường sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc trong các lĩnh vực chuyên ngành. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc «Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh» gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; phát động và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong ngành tư pháp, gắn kết với các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề khác do Bộ Tư pháp, ngành, địa phương phát động.

 Dương Liễu

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1