Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024
Lượt xem: 255

Chiều ngày 06/02/2025 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trụ sở Chính phủ, đến điểm cầu các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh chủ trì tại điểm cầu Cao Bằng. Cùng dự có các đồng chí là Phó Trưởng ban, thành viên Ban  Chỉ  đạo  chuyển  đổi  số  tỉnh, các thành viên Tổ công tác Đề án 06/CP tỉnh và Tổ giúp việc.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Theo báo cáo tại phiên họp, chuyển đổi số quốc gia, nhất là triển khai Đề án 06 tiếp tục đạt nhiều bước tiến lớn, quan trọng. Thể chế đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới cho nền kinh tế. Hạ tầng số được mở rộng, phát triển. Lần đầu tiên sau 15 năm, Việt Nam đấu giá thành công tần số 5G, giúp bổ sung thêm 300 MHz để năng cao chất lượng di động băng rộng; chất lượng thông tin di động tăng, tốc độ tải băng rộng di động đạt 86,96 Mbps, tăng 14 bậc xếp hạng quốc gia; tốc độ tải băng rộng cố định đạt 159,32 Mbps, tăng 7 bậc xếp hạng quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang đạt 82,4%, vượt mục tiêu đến năm 2025 là 80%. Dữ liệu số và nền tảng số tiếp tục được xây dựng, phát triển…

Về Chính phủ số, lần đầu tiên thực hiện giám sát và công bố trực tuyến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 45%, tăng 28% so với năm 2023. Cổng DVC quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả với 70,8% tổng số TTHC được cung cấp trên Cổng DVC quốc gia (4.475 thủ tục). Từ tháng 7/2024 dùng VNeID để đăng nhập, sử dụng DVC trực tuyến (khoảng 425.000 lượt/ngày) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á. Tỷ lệ truy cập các nền tảng số Make in VietNam so với các nền tảng số nước ngoài vượt 20%, đạt 25,25% tăng 5,62%. Nhiều nền tảng số nội địa trong lĩnh vực ngân hàng, mạng xã hội, truyền hình, truyền thông,… ngày càng được người dùng yêu thích, lựa chọn thay thế các nền tảng số nước ngoài. Chứng thư chữ ký số cấp cho người dân trưởng thành năm 2024 đạt 12,5 triệu, tăng 58,61% so với  năm 2023, nâng tỷ lệ người trưởng thành có chữ ký số lên 25%. Cơ sở dữ liệu về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho công dân đủ điều kiện; đã kích hoạt trên 55,25 triệu tài khoản, vượt mục tiêu 40 triệu tài khoản người dùng trong Đề án 06/CP; 90% người dân tham gia bảo hiểm có sổ sức khỏe điện tử; 100% học sinh/sinh viên có hồ sơ học tập số; 100% bệnh viện, trung tâm y tế công, cơ sở giáo dục đại học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; làm sạch 35,1 triệu dữ liệu giấy phép lái xe; đối soát thông tin sinh trắc của 56,8 triệu hồ sơ khách hàng ngành ngân hàng. DVC trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

Tại hội nghị các bộ, ngành, địa phương đã đóng góp các tham luận chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối chia sẻ thông tin, hình thành dữ liệu lớn, đào tạo và phát triển nhân lực.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia và Ban Chỉ đạo Đề án 06. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 5 “tăng tốc, bứt phá”: Tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số toàn diện, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn tới; tăng tốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân..., nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; tăng tốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số; tăng tốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức và kỹ năng cho thế hệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên số; tăng tốc, bứt phá trong phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi số trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia chuyển đổi số, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho chuyển đổi số; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tại hội nghị, Thủ tướng và các đại biểu đã khai trương thí điểm Hệ thống Điều phối dữ liệu y tế nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành y tế và hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học.

Kim Thoa 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024

Chiều ngày 06/02/2025 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trụ sở Chính phủ, đến điểm cầu các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh chủ trì tại điểm cầu Cao Bằng. Cùng dự có các đồng chí là Phó Trưởng ban, thành viên Ban  Chỉ  đạo  chuyển  đổi  số  tỉnh, các thành viên Tổ công tác Đề án 06/CP tỉnh và Tổ giúp việc.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Theo báo cáo tại phiên họp, chuyển đổi số quốc gia, nhất là triển khai Đề án 06 tiếp tục đạt nhiều bước tiến lớn, quan trọng. Thể chế đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới cho nền kinh tế. Hạ tầng số được mở rộng, phát triển. Lần đầu tiên sau 15 năm, Việt Nam đấu giá thành công tần số 5G, giúp bổ sung thêm 300 MHz để năng cao chất lượng di động băng rộng; chất lượng thông tin di động tăng, tốc độ tải băng rộng di động đạt 86,96 Mbps, tăng 14 bậc xếp hạng quốc gia; tốc độ tải băng rộng cố định đạt 159,32 Mbps, tăng 7 bậc xếp hạng quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang đạt 82,4%, vượt mục tiêu đến năm 2025 là 80%. Dữ liệu số và nền tảng số tiếp tục được xây dựng, phát triển…

Về Chính phủ số, lần đầu tiên thực hiện giám sát và công bố trực tuyến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 45%, tăng 28% so với năm 2023. Cổng DVC quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả với 70,8% tổng số TTHC được cung cấp trên Cổng DVC quốc gia (4.475 thủ tục). Từ tháng 7/2024 dùng VNeID để đăng nhập, sử dụng DVC trực tuyến (khoảng 425.000 lượt/ngày) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á. Tỷ lệ truy cập các nền tảng số Make in VietNam so với các nền tảng số nước ngoài vượt 20%, đạt 25,25% tăng 5,62%. Nhiều nền tảng số nội địa trong lĩnh vực ngân hàng, mạng xã hội, truyền hình, truyền thông,… ngày càng được người dùng yêu thích, lựa chọn thay thế các nền tảng số nước ngoài. Chứng thư chữ ký số cấp cho người dân trưởng thành năm 2024 đạt 12,5 triệu, tăng 58,61% so với  năm 2023, nâng tỷ lệ người trưởng thành có chữ ký số lên 25%. Cơ sở dữ liệu về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho công dân đủ điều kiện; đã kích hoạt trên 55,25 triệu tài khoản, vượt mục tiêu 40 triệu tài khoản người dùng trong Đề án 06/CP; 90% người dân tham gia bảo hiểm có sổ sức khỏe điện tử; 100% học sinh/sinh viên có hồ sơ học tập số; 100% bệnh viện, trung tâm y tế công, cơ sở giáo dục đại học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; làm sạch 35,1 triệu dữ liệu giấy phép lái xe; đối soát thông tin sinh trắc của 56,8 triệu hồ sơ khách hàng ngành ngân hàng. DVC trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

Tại hội nghị các bộ, ngành, địa phương đã đóng góp các tham luận chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối chia sẻ thông tin, hình thành dữ liệu lớn, đào tạo và phát triển nhân lực.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia và Ban Chỉ đạo Đề án 06. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 5 “tăng tốc, bứt phá”: Tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số toàn diện, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn tới; tăng tốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân..., nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; tăng tốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số; tăng tốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức và kỹ năng cho thế hệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên số; tăng tốc, bứt phá trong phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi số trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia chuyển đổi số, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho chuyển đổi số; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tại hội nghị, Thủ tướng và các đại biểu đã khai trương thí điểm Hệ thống Điều phối dữ liệu y tế nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành y tế và hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học.

Kim Thoa 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1