Bộ Tài chính lấy ý kiến về các văn bản QPPL nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
Lượt xem: 920

Chiều ngày 26/5, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương lấy ý kiến về các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì.

Điểm cầu tỉnh Cao Bằng do lãnh đạo Sở Tài chính chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Tài chính đã tập trung rà soát 24 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và xác định có 563 nội dung, nhiệm vụ, thẩm quyền đề xuất phân cấp, phân quyền, sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp thuộc 233 văn bản QPPL. Đến nay có 58 nội dung thực hiện tại các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024); 95 nội dung sẽ được giải quyết tại các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025); 410 nội dung dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới tại 6 Nghị định của Bộ Tài chính về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền (trong đó có 1 Nghị định soạn thảo theo quy trình mật).

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đã cho ý kiến đối dự thảo của 05 Nghị định 07 Thông tư để thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp mà Bộ Tài chính đã giới thiệu.

05 Nghị định gồm: (1) Nghị định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; (2) Nghị định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài sản công; (3) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; (4) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thống kê; (5) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thuế.

07 Thông tư, gồm: (1) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư về thuế sử dụng đất nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; (2) Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; (3) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ trưởng Bộ Tài chính; (4) Thông tư về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực thuế; (5) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc; Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nướcThông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; (6) Thông tư quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; (7) Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức, chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, thống kê.

Theo đó, các đại biểu cơ bản đồng tình, nhất trí với những nội dung dự thảo của các Nghị định và Thông tư mà Bộ Tài chính trình bày. Đồng thời, tập trung thảo luận về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Các đại biểu đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh phân cấp, thẩm quyền thuộc một số lĩnh vực tài chính của chính quyền địa phương 2 cấp.

 Kết luận Hội nghị, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao các ý kiến tham gia của các ngành, địa phương về các văn bản QPPL nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời nhấn mạnh, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật lần này là bước đi quan trọng nhằm thực hiện Kết luận 155-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025. Sau Hội nghị này, đồng chí đề nghị các bộ, cơ quan ở trung ương và các địa phương tiếp tục nghiên cứu, gửi văn bản tham gia góp ý về Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ chỉ đạo tiếp thu, tổng hợp, chỉnh sửa, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Kim Thoa

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Bộ Tài chính lấy ý kiến về các văn bản QPPL nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Chiều ngày 26/5, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương lấy ý kiến về các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì.

Điểm cầu tỉnh Cao Bằng do lãnh đạo Sở Tài chính chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Tài chính đã tập trung rà soát 24 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và xác định có 563 nội dung, nhiệm vụ, thẩm quyền đề xuất phân cấp, phân quyền, sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp thuộc 233 văn bản QPPL. Đến nay có 58 nội dung thực hiện tại các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024); 95 nội dung sẽ được giải quyết tại các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025); 410 nội dung dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới tại 6 Nghị định của Bộ Tài chính về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền (trong đó có 1 Nghị định soạn thảo theo quy trình mật).

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đã cho ý kiến đối dự thảo của 05 Nghị định 07 Thông tư để thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp mà Bộ Tài chính đã giới thiệu.

05 Nghị định gồm: (1) Nghị định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; (2) Nghị định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài sản công; (3) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; (4) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thống kê; (5) Nghị định để điều chỉnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thuế.

07 Thông tư, gồm: (1) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư về thuế sử dụng đất nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; (2) Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; (3) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ trưởng Bộ Tài chính; (4) Thông tư về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực thuế; (5) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc; Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nướcThông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; (6) Thông tư quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; (7) Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức, chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, thống kê.

Theo đó, các đại biểu cơ bản đồng tình, nhất trí với những nội dung dự thảo của các Nghị định và Thông tư mà Bộ Tài chính trình bày. Đồng thời, tập trung thảo luận về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Các đại biểu đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh phân cấp, thẩm quyền thuộc một số lĩnh vực tài chính của chính quyền địa phương 2 cấp.

 Kết luận Hội nghị, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao các ý kiến tham gia của các ngành, địa phương về các văn bản QPPL nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời nhấn mạnh, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật lần này là bước đi quan trọng nhằm thực hiện Kết luận 155-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025. Sau Hội nghị này, đồng chí đề nghị các bộ, cơ quan ở trung ương và các địa phương tiếp tục nghiên cứu, gửi văn bản tham gia góp ý về Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ chỉ đạo tiếp thu, tổng hợp, chỉnh sửa, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Kim Thoa

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1