Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế
22/02/2025
Lượt xem: 340
Ngày 21/02/2025, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với các địa phương về thực hiện Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì. Tham dự có các đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng
Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV vừa bế mạc ngày 19/2. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, thời gian tới là giai đoạn có ý nghĩa then chốt để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, yêu cầu phải tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Do đó, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần tăng trưởng bứt phá để về đích Kế hoạch 05 năm 2021-2025, tạo đà cho tăng trưởng giai đoạn tới. Năm 2024, nước ta đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 12 chỉ tiêu vượt; tăng trưởng ước đạt 7,09%, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, trong khi lạm phát chỉ tăng 3,63%. Người dân, doanh nghiệp gia tăng niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng cho tăng trưởng thời gian tới.
Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đặt ra, Chính phủ đã chủ động phấn đấu và trình Trung ương Đảng, Quốc hội ban hành Kết luận, Nghị quyết để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên. Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường…
Năm 2025, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương. Đó là: thứ nhất, những thành tựu của đất nước, các ngành, lĩnh vực, địa phương sau 40 năm đổi mới, tạo vị thế, uy tín và động lực cho tăng trưởng cao trong thời gian tới; thứ hai, áp dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm đã được Trung ương, Chính phủ tổng kêt, rút ra trong công tác chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, nhất là trong năm 2024; thứ ba, tư duy mới, cách làm mới, thể chế mới, đột phá và các chính sách, giải pháp linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù; thứ tư, hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; thứ năm, các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế, không gian, động lực phát triển mới từ các dự án hạ tầng chiến lược, các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; thứ sáu, Quốc hội đã cho phép điều chỉnh các chỉ tiêu lạm phát, bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài... , tạo điều kiện để đẩy mạnh các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng; thứ bảy, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; các nguồn lực bị ách tắc, lãng phí được đưa ngay vào nền kinh tế; thứ tám chính sách, quy định mới, đột phá trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 là 635,6 nghìn tỷ đồng, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 93,12%). Đến ngày 31/01/2025, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết 741,1 nghìn tỷ đồng, đạt 89,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 84,8 nghìn tỷ đồng…
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích hoàn cảnh thế giới, khu vực và đất nước, góp ý, hiến kế, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp mang tính “đòn bẩy - điểm tựa”, trọng tâm, trọng điểm và mang lại hiệu quả tốt, để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% như thu hút đầu tư, đầu tư công nghệ vào sản xuất, thực hiện hiệu quả đầu tư công, tăng cường các mặt hàng xuất khẩu…
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các địa phương phải giao nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế cho đơn vị cấp dưới các mục tiêu cụ thể; tăng cường gặp gỡ, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%, chứ không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên, điều này là rất khó.
Thủ tướng lưu ý, tăng trưởng cao, nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Năm 2025 phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Muốn tăng trưởng được thì phải làm mới các động lực truyền thống như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…, khai thác các không gian phát triển mới, như không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ. Hơn nữa, phải tập trung thay đổi tư duy, tầm nhìn chiến lược, nghĩ sâu, làm lớn về phát triển kinh tế, quản lý kinh tế, ứng biến linh hoạt với biến động thị trường quốc tế; phát huy sức mạnh từ nguồn lực từ Nhân dân. Các cấp, ngành, các địa phương bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để triển khai thực hiện hiệu quả, trúng và đúng.
Dương Liễu
22/02/2025
Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế
Ngày 21/02/2025, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với các địa phương về thực hiện Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì. Tham dự có các đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng
Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV vừa bế mạc ngày 19/2. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, thời gian tới là giai đoạn có ý nghĩa then chốt để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, yêu cầu phải tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Do đó, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần tăng trưởng bứt phá để về đích Kế hoạch 05 năm 2021-2025, tạo đà cho tăng trưởng giai đoạn tới. Năm 2024, nước ta đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 12 chỉ tiêu vượt; tăng trưởng ước đạt 7,09%, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, trong khi lạm phát chỉ tăng 3,63%. Người dân, doanh nghiệp gia tăng niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng cho tăng trưởng thời gian tới.
Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đặt ra, Chính phủ đã chủ động phấn đấu và trình Trung ương Đảng, Quốc hội ban hành Kết luận, Nghị quyết để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên. Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường…
Năm 2025, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương. Đó là: thứ nhất, những thành tựu của đất nước, các ngành, lĩnh vực, địa phương sau 40 năm đổi mới, tạo vị thế, uy tín và động lực cho tăng trưởng cao trong thời gian tới; thứ hai, áp dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm đã được Trung ương, Chính phủ tổng kêt, rút ra trong công tác chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, nhất là trong năm 2024; thứ ba, tư duy mới, cách làm mới, thể chế mới, đột phá và các chính sách, giải pháp linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù; thứ tư, hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; thứ năm, các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế, không gian, động lực phát triển mới từ các dự án hạ tầng chiến lược, các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; thứ sáu, Quốc hội đã cho phép điều chỉnh các chỉ tiêu lạm phát, bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài... , tạo điều kiện để đẩy mạnh các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng; thứ bảy, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; các nguồn lực bị ách tắc, lãng phí được đưa ngay vào nền kinh tế; thứ tám chính sách, quy định mới, đột phá trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 là 635,6 nghìn tỷ đồng, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 93,12%). Đến ngày 31/01/2025, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết 741,1 nghìn tỷ đồng, đạt 89,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 84,8 nghìn tỷ đồng…
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích hoàn cảnh thế giới, khu vực và đất nước, góp ý, hiến kế, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp mang tính “đòn bẩy - điểm tựa”, trọng tâm, trọng điểm và mang lại hiệu quả tốt, để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% như thu hút đầu tư, đầu tư công nghệ vào sản xuất, thực hiện hiệu quả đầu tư công, tăng cường các mặt hàng xuất khẩu…
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các địa phương phải giao nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế cho đơn vị cấp dưới các mục tiêu cụ thể; tăng cường gặp gỡ, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%, chứ không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên, điều này là rất khó.
Thủ tướng lưu ý, tăng trưởng cao, nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Năm 2025 phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Muốn tăng trưởng được thì phải làm mới các động lực truyền thống như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…, khai thác các không gian phát triển mới, như không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ. Hơn nữa, phải tập trung thay đổi tư duy, tầm nhìn chiến lược, nghĩ sâu, làm lớn về phát triển kinh tế, quản lý kinh tế, ứng biến linh hoạt với biến động thị trường quốc tế; phát huy sức mạnh từ nguồn lực từ Nhân dân. Các cấp, ngành, các địa phương bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để triển khai thực hiện hiệu quả, trúng và đúng.
Dương Liễu
|