Giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường
28/02/2025
Lượt xem: 147
Ngày 27/02/2025, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2024. Đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Lãnh đạo sở Công Thương báo cáo tại buổi giám sát
Giai đoạn 2021-2024, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; ban hành 8 văn bản yêu cầu, hướng dẫn thực hiện tăng cường công tác an toàn, thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Tiến hành 24 cuộc kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác và cấp trên 330 giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
Sở Xây dựng đã ban hành 21 văn bản chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản; tham mưu, trình UBND tỉnh Chủ trương lập Kế hoạch phát triển VLXD, các chỉ tiêu cụ thể và kết quả thực hiện đạt so với mục tiêu đề ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 giấy phép khai thác cát, sỏi; 10 cơ sở, đơn vị sản xuất cát nghiền; 28 giấy phép khai thác đá xây dựng; 04 giấy phép khai thác quặng sắt và khai thác tận thu quặng thiếc có thu hồi khoáng sản, cát sỏi đi kèm làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT); 01 Giấy phép khai thác cát, sỏi đồi có thu hồi khoáng sản đất đi kèm làm VLXDTT... Ngoài các giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp, từ đầu năm 2024 đến nay, UBND tỉnh đã cấp 25 bản xác nhận khai thác khoáng sản VLXDTT trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình, với tổng khối lượng đăng ký khai thác trên 6,5 triệu m3 đất, đá. Tiếp nhận và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế cơ sở của 7 hồ sơ dự án; thanh tra, kiểm tra 25 đơn vị hoạt động đầu tư khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, ban hành 73 văn bản quản lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên 368.000 ha diện tích khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định và trình phê duyệt 12 khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh với tổng diên tích trên 1.300 ha; khoanh định, trình và được phê duyệt 166 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm 05 mỏ sét, 28 mỏ cát sỏi lòng sông, 04 mỏ cát sỏi đồi, 117 mỏ đá vôi, 01 mỏ sắt, 09 mỏ mangan và 02 mỏ vàng; tổ chức 06 cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 27 mỏ có trong Kế hoạch với 14 mỏ đấu giá thành, giá trúng đấu giá phổ biến chênh lệch cao hơn 0,1% so với giá khởi điểm.
Tính đến 31/12/2024 có 54 dự án khai thác, chế biến khoáng sản, 59 hợp đồng thuê đất còn hiệu lực; trên 01 nghìn ha diện tích hoạt động khai thác chế biến khoáng sản; trên 600 ha diện tích đã thuê đất để hoạt động khoáng sản. Triển khai 14 cuộc kiểm tra tại 14 đơn vị, xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt trên 4,4 tỷ đồng về hành vi vi phạm như khai thác khoáng sản vượt công suất; khai thác vượt ranh giới...
Tại buổi giám sát, các sở kiến nghị: UBND tỉnh tăng cường nguồn lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp khai thác khoáng sản công khai thông tin hoạt động, sản lượng khai thác, kế hoạch bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao tính minh bạch. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường. Rà soát, thu hồi các dự án khai thác không hiệu quả, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Sớm triển khai điều chỉnh quy hoạch tỉnh theo đúng thời kỳ (năm 2025) để điều chỉnh, bổ sung và phát triển các mỏ khoáng sản làm VLXD mới trong phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xem xét, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch mỏ VLXD trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các mỏ mở rộng diện tích khai thác, nâng công suất nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm VLXD trên địa bàn tỉnh...
Các đại biểu thảo luận làm rõ công suất khai thác, hiệu suất hoạt động so với quy mô công suất của một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản; đánh giá việc thẩm định, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; việc tổ chức quy hoạch khai thác, chế biến; đánh giá lại thực trạng vật liệu san lấp tại các mỏ hiện nay trên địa bàn tỉnh; việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch về khoáng sản làm VLXD; chất lượng lập, thẩm định Quy hoạch, Kế hoạch khoáng sản làm VLXD; công tác hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, việc tuân thủ của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm VLXD; công tác phối hợp quản lý nhà nước, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra của các doanh nghiệp.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh La Văn Hồng phát biểu tại buổi giám sát
Kết luận buổi giám sát, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường bổ sung số liệu, nội dung cần kiến nghị, đề xuất, hoàn thiện báo cáo gửi đoàn giám sát. Tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; phối hợp với các sở ngành thực hiện công tác cấp phép khai thác khoáng sản, quản lý các điểm mỏ VLXDTT; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu kỹ trước khi phê duyệt cấp phép các mỏ khai thác chế biến khoáng sản để không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, ảnh hưởng người dân xung quanh khu vực khai thác. Tuyên truyền các đơn vị được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước.
Dương Liễu
28/02/2025
Giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường
Ngày 27/02/2025, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2024. Đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Lãnh đạo sở Công Thương báo cáo tại buổi giám sát
Giai đoạn 2021-2024, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; ban hành 8 văn bản yêu cầu, hướng dẫn thực hiện tăng cường công tác an toàn, thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Tiến hành 24 cuộc kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác và cấp trên 330 giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
Sở Xây dựng đã ban hành 21 văn bản chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản; tham mưu, trình UBND tỉnh Chủ trương lập Kế hoạch phát triển VLXD, các chỉ tiêu cụ thể và kết quả thực hiện đạt so với mục tiêu đề ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 giấy phép khai thác cát, sỏi; 10 cơ sở, đơn vị sản xuất cát nghiền; 28 giấy phép khai thác đá xây dựng; 04 giấy phép khai thác quặng sắt và khai thác tận thu quặng thiếc có thu hồi khoáng sản, cát sỏi đi kèm làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT); 01 Giấy phép khai thác cát, sỏi đồi có thu hồi khoáng sản đất đi kèm làm VLXDTT... Ngoài các giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp, từ đầu năm 2024 đến nay, UBND tỉnh đã cấp 25 bản xác nhận khai thác khoáng sản VLXDTT trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình, với tổng khối lượng đăng ký khai thác trên 6,5 triệu m3 đất, đá. Tiếp nhận và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế cơ sở của 7 hồ sơ dự án; thanh tra, kiểm tra 25 đơn vị hoạt động đầu tư khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, ban hành 73 văn bản quản lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên 368.000 ha diện tích khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định và trình phê duyệt 12 khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh với tổng diên tích trên 1.300 ha; khoanh định, trình và được phê duyệt 166 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm 05 mỏ sét, 28 mỏ cát sỏi lòng sông, 04 mỏ cát sỏi đồi, 117 mỏ đá vôi, 01 mỏ sắt, 09 mỏ mangan và 02 mỏ vàng; tổ chức 06 cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 27 mỏ có trong Kế hoạch với 14 mỏ đấu giá thành, giá trúng đấu giá phổ biến chênh lệch cao hơn 0,1% so với giá khởi điểm.
Tính đến 31/12/2024 có 54 dự án khai thác, chế biến khoáng sản, 59 hợp đồng thuê đất còn hiệu lực; trên 01 nghìn ha diện tích hoạt động khai thác chế biến khoáng sản; trên 600 ha diện tích đã thuê đất để hoạt động khoáng sản. Triển khai 14 cuộc kiểm tra tại 14 đơn vị, xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt trên 4,4 tỷ đồng về hành vi vi phạm như khai thác khoáng sản vượt công suất; khai thác vượt ranh giới...
Tại buổi giám sát, các sở kiến nghị: UBND tỉnh tăng cường nguồn lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp khai thác khoáng sản công khai thông tin hoạt động, sản lượng khai thác, kế hoạch bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao tính minh bạch. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường. Rà soát, thu hồi các dự án khai thác không hiệu quả, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Sớm triển khai điều chỉnh quy hoạch tỉnh theo đúng thời kỳ (năm 2025) để điều chỉnh, bổ sung và phát triển các mỏ khoáng sản làm VLXD mới trong phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xem xét, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch mỏ VLXD trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các mỏ mở rộng diện tích khai thác, nâng công suất nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm VLXD trên địa bàn tỉnh...
Các đại biểu thảo luận làm rõ công suất khai thác, hiệu suất hoạt động so với quy mô công suất của một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản; đánh giá việc thẩm định, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; việc tổ chức quy hoạch khai thác, chế biến; đánh giá lại thực trạng vật liệu san lấp tại các mỏ hiện nay trên địa bàn tỉnh; việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch về khoáng sản làm VLXD; chất lượng lập, thẩm định Quy hoạch, Kế hoạch khoáng sản làm VLXD; công tác hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, việc tuân thủ của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm VLXD; công tác phối hợp quản lý nhà nước, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra của các doanh nghiệp.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh La Văn Hồng phát biểu tại buổi giám sát
Kết luận buổi giám sát, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị các sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường bổ sung số liệu, nội dung cần kiến nghị, đề xuất, hoàn thiện báo cáo gửi đoàn giám sát. Tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; phối hợp với các sở ngành thực hiện công tác cấp phép khai thác khoáng sản, quản lý các điểm mỏ VLXDTT; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu kỹ trước khi phê duyệt cấp phép các mỏ khai thác chế biến khoáng sản để không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, ảnh hưởng người dân xung quanh khu vực khai thác. Tuyên truyền các đơn vị được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước.
Dương Liễu
|