Đoàn công tác thiết kế Dự án NBSP làm việc tại tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 76

Chiều ngày 08/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp Thích ứng tự nhiên cho Phát triển Nông thôn toàn diện” (NBSP) đã đến làm việc với tỉnh Cao Bằng để thống nhất về nhiệm vụ thiết kế Dự án.

anh tin bai

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Vũ Thị Hồng Thuý, Giám đốc Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

anh tin bai

Ông Nguyễn Ngọc Quang, thành viên Đoàn công tác trình bày báo cáo khung thiết kế Dự án.

Theo báo cáo của Đoàn công tác trình bày tại buổi làm việc, dự án NBSP có mục tiêu tổng quát của dự án nhằm góp phần tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trước sự biến đổi về khí hậu, môi trường, kinh tế và mục tiêu phát triển cụ thể nhằm cải thiện sinh kế của người DTTS, tập trung vào đối tượng hưởng lợi là phụ nữ, thông qua phát triển các chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), thân thiện với đa dạng sinh học, nông-lâm nghiệp phát thải thấp. Dự án sẽ làm giảm tình trạng thoái hóa đất ở vùng cao, tăng cường bảo tồn rừng và tăng cường tiềm năng cô lập carbon, đồng thời tăng thu nhập cho người DTTS thuộc diện nghèo/cận nghèo ở các khu vực mục tiêu. Dự án NBSP sẽ đề xuất các biện pháp cụ thể để đảm bảo phụ nữ được tham gia vào các hoạt động có liên quan, chẳng hạn như tỷ lệ tối thiểu phụ nữ tham gia vào các nhóm đồng sở thích (CIG), phát triển chuỗi giá trị có tính đến yếu tố giới, đào tạo nghề và dịch vụ tài chính. Dự án NBSP cũng sẽ bao gồm một hợp phần về nâng cao năng lực nhằm tăng cường việc áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, đồng thời tăng cường năng lực kỹ thuật của các bên liên quan trong nước trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cũng như tiếp cận thị trường tín chỉ carbon rừng. Các can thiệp chính bao gồm thủy lợi, đường sá, nông lâm kết hợp, cây lâu năm và du lịch sinh thái với trọng tâm là cải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số. Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng sẽ đóng vai trò là Cơ quan thực hiện dự án. Thông qua UBND tỉnh, một Ban chỉ đạo dự án (PSC) sẽ được thành lập để giám sát và hướng dẫn việc thực hiện tổng thể dự án.

Tại tỉnh Cao Bằng, Dự án NBSP sẽ được triển khai tại 16 xã (sau sáp nhập) tương đương với 42 xã hiện nay thuộc 05 huyện gồm: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hoà An, Thạch An. Các huyện được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí chính là tỷ lệ che phủ rừng cao, tập trung vào các khu vực rừng sản xuất và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Các huyện được lựa chọn đều có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số và là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất).

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là các hộ nghèo và cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ ở vùng sâu vùng xa, sống gần các chuỗi giá trị nông-lâm nghiệp và diện tích rừng tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Dự án NBSP sẽ tiếp cận khoảng 40.000 hộ gia đình ở nông thôn, trong đó phụ nữ và người DTTS sẽ là các nhóm ưu tiên.

Quy mô của Dự án gồm 3 hợp phần: hợp phần 1: Nâng cao năng lực thể chế, chính sách và năng lực của tổ chức của nhà sản xuất (Tiểu hợp phần 1.1 Nâng cao năng lực thể chế và chính sách; Tiểu hợp phần 1.2 Nâng cao năng lực của Tổ chức của nhà sản xuất); hợp phần 2: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị bền vững (Tiểu hợp phần 2.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; Tiểu hợp phần 2.2 Cải thiện sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu); hợp phần 3: Quản lý dự án và kiến thức.

Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khoảng 35,8 triệu USD, tương đương khoảng 859,2 tỷ đồng, trong đó: vốn vay ODA 20 triệu USD, tương đương khoảng 480 tỷ đồng, chiếm 55,9%; vốn ODA không hoàn lại 7,5 triệu USD, tương đương khoảng 180 tỷ đồng, chiếm 20,9%; vốn đối ứng ngân sách Nhà nước 8,3 triệu USD, tương đương khoảng 199,2 tỷ đồng, chiếm 23,2%. Dự án dự kiến sẽ được khởi động từ tháng 6/2027 và triển khai trong 04 năm.

anh tin bai

Lãnh đạo UBND huyện Thạch An phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Cao Bằng đã chia sẻ, cung cấp một số thông tin về cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác để triển khai thực hiện dự án liên quan đến ngành quản lý theo đề nghị của đoàn công tác.

anh tin bai

Giám đốc Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Vũ Thị Hồng Thuý phát biểu tại buổi làm việc.

Tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Sau khi có dự thảo Báo cáo thiết kế Dự án, IFAD tiếp tục quan tâm, đề xuất với Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương sớm phê duyệt đề xuất Dự án của 02 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo; hỗ trợ, bổ sung vố viện trợ không hoàn lại hoặc thúc đẩy với các nhà tài trợ khác cung cấp vốn viện trợ không hoàn lại nhằm làm tăng thành tố ưu đãi khoản vay vốn của nhà tài trợ IFAD; hỗ trợ chi phí cho bước chuẩn bị đầu tư (bao gồm: tư vấn khảo sát sơ bộ, các công trình cơ sở hạ tầng để đưa ra giá trị khái toán công trình, đánh giá tác động môi trường và xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi…) giúp tỉnh Cao Bằng sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thiết kế Dự án, định hướng cho tỉnh Cao Bằng xác định rõ mục tiêu, hoạt động của Dự án đảm bảo phù hợp với khung chiến lược, kế hoạch của Quốc gia, của tỉnh Cao Bằng và các địa phương vùng Dự án.

Kim Thoa

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Đoàn công tác thiết kế Dự án NBSP làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Chiều ngày 08/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp Thích ứng tự nhiên cho Phát triển Nông thôn toàn diện” (NBSP) đã đến làm việc với tỉnh Cao Bằng để thống nhất về nhiệm vụ thiết kế Dự án.

anh tin bai

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Vũ Thị Hồng Thuý, Giám đốc Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

anh tin bai

Ông Nguyễn Ngọc Quang, thành viên Đoàn công tác trình bày báo cáo khung thiết kế Dự án.

Theo báo cáo của Đoàn công tác trình bày tại buổi làm việc, dự án NBSP có mục tiêu tổng quát của dự án nhằm góp phần tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trước sự biến đổi về khí hậu, môi trường, kinh tế và mục tiêu phát triển cụ thể nhằm cải thiện sinh kế của người DTTS, tập trung vào đối tượng hưởng lợi là phụ nữ, thông qua phát triển các chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), thân thiện với đa dạng sinh học, nông-lâm nghiệp phát thải thấp. Dự án sẽ làm giảm tình trạng thoái hóa đất ở vùng cao, tăng cường bảo tồn rừng và tăng cường tiềm năng cô lập carbon, đồng thời tăng thu nhập cho người DTTS thuộc diện nghèo/cận nghèo ở các khu vực mục tiêu. Dự án NBSP sẽ đề xuất các biện pháp cụ thể để đảm bảo phụ nữ được tham gia vào các hoạt động có liên quan, chẳng hạn như tỷ lệ tối thiểu phụ nữ tham gia vào các nhóm đồng sở thích (CIG), phát triển chuỗi giá trị có tính đến yếu tố giới, đào tạo nghề và dịch vụ tài chính. Dự án NBSP cũng sẽ bao gồm một hợp phần về nâng cao năng lực nhằm tăng cường việc áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, đồng thời tăng cường năng lực kỹ thuật của các bên liên quan trong nước trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cũng như tiếp cận thị trường tín chỉ carbon rừng. Các can thiệp chính bao gồm thủy lợi, đường sá, nông lâm kết hợp, cây lâu năm và du lịch sinh thái với trọng tâm là cải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số. Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng sẽ đóng vai trò là Cơ quan thực hiện dự án. Thông qua UBND tỉnh, một Ban chỉ đạo dự án (PSC) sẽ được thành lập để giám sát và hướng dẫn việc thực hiện tổng thể dự án.

Tại tỉnh Cao Bằng, Dự án NBSP sẽ được triển khai tại 16 xã (sau sáp nhập) tương đương với 42 xã hiện nay thuộc 05 huyện gồm: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hoà An, Thạch An. Các huyện được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí chính là tỷ lệ che phủ rừng cao, tập trung vào các khu vực rừng sản xuất và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Các huyện được lựa chọn đều có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số và là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất).

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là các hộ nghèo và cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ ở vùng sâu vùng xa, sống gần các chuỗi giá trị nông-lâm nghiệp và diện tích rừng tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Dự án NBSP sẽ tiếp cận khoảng 40.000 hộ gia đình ở nông thôn, trong đó phụ nữ và người DTTS sẽ là các nhóm ưu tiên.

Quy mô của Dự án gồm 3 hợp phần: hợp phần 1: Nâng cao năng lực thể chế, chính sách và năng lực của tổ chức của nhà sản xuất (Tiểu hợp phần 1.1 Nâng cao năng lực thể chế và chính sách; Tiểu hợp phần 1.2 Nâng cao năng lực của Tổ chức của nhà sản xuất); hợp phần 2: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị bền vững (Tiểu hợp phần 2.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; Tiểu hợp phần 2.2 Cải thiện sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu); hợp phần 3: Quản lý dự án và kiến thức.

Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khoảng 35,8 triệu USD, tương đương khoảng 859,2 tỷ đồng, trong đó: vốn vay ODA 20 triệu USD, tương đương khoảng 480 tỷ đồng, chiếm 55,9%; vốn ODA không hoàn lại 7,5 triệu USD, tương đương khoảng 180 tỷ đồng, chiếm 20,9%; vốn đối ứng ngân sách Nhà nước 8,3 triệu USD, tương đương khoảng 199,2 tỷ đồng, chiếm 23,2%. Dự án dự kiến sẽ được khởi động từ tháng 6/2027 và triển khai trong 04 năm.

anh tin bai

Lãnh đạo UBND huyện Thạch An phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Cao Bằng đã chia sẻ, cung cấp một số thông tin về cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác để triển khai thực hiện dự án liên quan đến ngành quản lý theo đề nghị của đoàn công tác.

anh tin bai

Giám đốc Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Vũ Thị Hồng Thuý phát biểu tại buổi làm việc.

Tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Sau khi có dự thảo Báo cáo thiết kế Dự án, IFAD tiếp tục quan tâm, đề xuất với Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương sớm phê duyệt đề xuất Dự án của 02 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo; hỗ trợ, bổ sung vố viện trợ không hoàn lại hoặc thúc đẩy với các nhà tài trợ khác cung cấp vốn viện trợ không hoàn lại nhằm làm tăng thành tố ưu đãi khoản vay vốn của nhà tài trợ IFAD; hỗ trợ chi phí cho bước chuẩn bị đầu tư (bao gồm: tư vấn khảo sát sơ bộ, các công trình cơ sở hạ tầng để đưa ra giá trị khái toán công trình, đánh giá tác động môi trường và xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi…) giúp tỉnh Cao Bằng sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thiết kế Dự án, định hướng cho tỉnh Cao Bằng xác định rõ mục tiêu, hoạt động của Dự án đảm bảo phù hợp với khung chiến lược, kế hoạch của Quốc gia, của tỉnh Cao Bằng và các địa phương vùng Dự án.

Kim Thoa

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1