Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường làm việc với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
07/03/2025
Lượt xem: 160
Sáng 05/3/2025, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng làm việc với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh; nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2024, 02 tháng đầu năm 2025 và chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của các ngân hàng.
Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 và lãnh đạo 07 ngân hàng trên địa bàn tỉnh gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Cao Bằng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agriank) chi nhánh tỉnh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) chi nhánh Cao Bằng; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; đại diện lãnh đạo và chuyên viên liên quan của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự buổi làm việc
Năm 2024, bám sát chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn, phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng chí Lê Quang Huy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 phát biểu tại buổi làm việc
NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay. Kết quả mặt bằng lãi suất cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới tại các ngân hàng thương mại tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2024. Các mức lãi suất đang áp dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Lãi suất huy động VND không kỳ hạn và dưới 01 tháng 0,1% - 0,6%/năm; kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng 1,6% - 3,9%/năm; kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng: 2,9% - 5,1%/năm và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 4,2% - 5,9%/năm. Lãi suất tiền gửi online cao hơn mức lãi suất tại quầy giao dịch từ 0,1 - 1,0%/năm tùy từng kỳ hạn để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Lãi suất cho vay VND các lĩnh vực ưu tiên ở mức 4% - 6,8%/năm đối với ngắn hạn; 7% - 12%/năm đối với trung, dài hạn. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến ở mức 5% - 10,9%/năm đối với ngắn hạn; 7% - 12%/năm đối với trung, dài hạn.
Tính đến 31/12/2024, tổng nguồn vốn quản lý và huy động trên địa bàn tỉnh đạt 34.369 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 11,2%, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 29.386 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,5%; nguồn vốn quản lý đạt 4.983 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,8%. Doanh số cho vay năm 2024 đạt 23.112 tỷ đồng, giảm 246 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giảm 1,1%. Doanh số thu nợ lũy năm 2024 đạt 22.104 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 230 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 1,0%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 16.851 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.008 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,4%.
Nợ xấu đến 31/12/2024 là 161,4 tỷ đồng, chiếm 0,96% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,23 điểm phần trăm so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu tại khối ngân hàng thương mại là 156,5 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 44,5 tỷ đồng; nợ quá hạn tại NHCSXH tỉnh là 4,9 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng so với đầu năm.
Trước ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã tích cực và kịp thời triển khai các giải pháp góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại. Đến 31/12/2024, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 134 khách hàng với dư nợ 6.452 triệu đồng, miễn, giảm lãi vay cho 106 khách hàng với dư nợ là 162.854 triệu đồng, cho vay mới 168 khách hàng với 32.088 triệu đồng. NHCSXH chưa thực hiện thu lãi đối với khách hàng bị thiệt hại do cơn bão số 3 đến hết 31/12/2024.
Các chi nhánh ngân hàng thương mại triển khai một số chương trình cho vay ưu đãi như: Chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2024; gói tín dụng ngắn hạn, gói tín dụng trung, dài hạn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2024; gói tín dụng trong lĩnh vực xanh; Chương trình tín dụng hỗ trợ khách hàng thiệt hại do cơn bão số 3; Chương trình tiếp vốn nhanh - kinh doanh hồng phát, Chương trình nông nghiệp bền vững - vụ mùa bội thu; Chương trình “Vay nhanh siêu tốc - bứt tốc kinh doanh”...
Trong 02 tháng đầu năm 2025, tổng vốn huy động 30,028 tỷ đồng, tăng 641 tỷ đồng so với cùng kỳ; dư nợ cho vay 16,429 tỷ đồng, giảm 422 tỷ đồng so với cùng kỳ; nợ xấu 302 tỷ đồng, tăng 141 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
chi nhánh Cao Bằng phát biểu thảo luận tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện Ban Giám đốc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thảo luận về những khó khăn, hạn chế trong triển khai cơ chế, chính sách, khả năng tiếp cận đầu tư, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; về đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai thủ tục điện tử cho vay để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận vay vốn nhanh chóng, thuận tiện; tiếp tục huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân gửi ngân hàng; đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp với hệ thống Ngân hàng để tuyên truyền, kiểm soát, phòng ngừa lừa đảo trên mạng xã hội, “tín dụng đen”… đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới.
Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường phát biểu kết luận buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường nhấn mạnh: Vai trò của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho tỉnh Cao Bằng ổn định, phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị NHNN tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, công tác quản lý về việc huy động vốn, quản lý tiền mặt, thanh toán, cho vay, giải ngân; lưu ý những dữ liệu bất thường, qua thanh tra cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý các vấn đề về quản lý ngoại hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền qua biên giới… thông qua hoạt động ngân hàng, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, các quy định, nguyên tắc trong hoạt động tín dụng, tránh những sai phạm dù nhỏ nhất. Tiếp tục ứng dụng giao dịch điện tử để cắt giảm, đơn giản các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, vay vốn nhanh gọn nhất; áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong thanh toán, quản lý tiền mặt và quản lý khách hàng vay. Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu mà Chính phủ và của tỉnh đã ban hành; tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, thực hiện đường lối, chính sách nhân văn của Đảng. Tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu sâu hơn nữa quyền và nghĩa vụ trong việc gửi tiền tại ngân hàng. Tiếp tục thực hiện các chương trình an sinh xã hội, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. Về các vụ án, vụ việc liên quan đến ngân hàng, đề nghị ngân hàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan Thi hành án dân sự để giải quyết.
Dương Liễu
07/03/2025
Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường làm việc với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Sáng 05/3/2025, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng làm việc với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh; nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2024, 02 tháng đầu năm 2025 và chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của các ngân hàng.
Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 và lãnh đạo 07 ngân hàng trên địa bàn tỉnh gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Cao Bằng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agriank) chi nhánh tỉnh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Cao Bằng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) chi nhánh Cao Bằng; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; đại diện lãnh đạo và chuyên viên liên quan của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự buổi làm việc
Năm 2024, bám sát chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn, phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng chí Lê Quang Huy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 phát biểu tại buổi làm việc
NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay. Kết quả mặt bằng lãi suất cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới tại các ngân hàng thương mại tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2024. Các mức lãi suất đang áp dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Lãi suất huy động VND không kỳ hạn và dưới 01 tháng 0,1% - 0,6%/năm; kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng 1,6% - 3,9%/năm; kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng: 2,9% - 5,1%/năm và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 4,2% - 5,9%/năm. Lãi suất tiền gửi online cao hơn mức lãi suất tại quầy giao dịch từ 0,1 - 1,0%/năm tùy từng kỳ hạn để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Lãi suất cho vay VND các lĩnh vực ưu tiên ở mức 4% - 6,8%/năm đối với ngắn hạn; 7% - 12%/năm đối với trung, dài hạn. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến ở mức 5% - 10,9%/năm đối với ngắn hạn; 7% - 12%/năm đối với trung, dài hạn.
Tính đến 31/12/2024, tổng nguồn vốn quản lý và huy động trên địa bàn tỉnh đạt 34.369 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 11,2%, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 29.386 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,5%; nguồn vốn quản lý đạt 4.983 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,8%. Doanh số cho vay năm 2024 đạt 23.112 tỷ đồng, giảm 246 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giảm 1,1%. Doanh số thu nợ lũy năm 2024 đạt 22.104 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 230 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 1,0%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 16.851 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.008 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,4%.
Nợ xấu đến 31/12/2024 là 161,4 tỷ đồng, chiếm 0,96% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,23 điểm phần trăm so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu tại khối ngân hàng thương mại là 156,5 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 44,5 tỷ đồng; nợ quá hạn tại NHCSXH tỉnh là 4,9 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng so với đầu năm.
Trước ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã tích cực và kịp thời triển khai các giải pháp góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại. Đến 31/12/2024, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 134 khách hàng với dư nợ 6.452 triệu đồng, miễn, giảm lãi vay cho 106 khách hàng với dư nợ là 162.854 triệu đồng, cho vay mới 168 khách hàng với 32.088 triệu đồng. NHCSXH chưa thực hiện thu lãi đối với khách hàng bị thiệt hại do cơn bão số 3 đến hết 31/12/2024.
Các chi nhánh ngân hàng thương mại triển khai một số chương trình cho vay ưu đãi như: Chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2024; gói tín dụng ngắn hạn, gói tín dụng trung, dài hạn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2024; gói tín dụng trong lĩnh vực xanh; Chương trình tín dụng hỗ trợ khách hàng thiệt hại do cơn bão số 3; Chương trình tiếp vốn nhanh - kinh doanh hồng phát, Chương trình nông nghiệp bền vững - vụ mùa bội thu; Chương trình “Vay nhanh siêu tốc - bứt tốc kinh doanh”...
Trong 02 tháng đầu năm 2025, tổng vốn huy động 30,028 tỷ đồng, tăng 641 tỷ đồng so với cùng kỳ; dư nợ cho vay 16,429 tỷ đồng, giảm 422 tỷ đồng so với cùng kỳ; nợ xấu 302 tỷ đồng, tăng 141 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
chi nhánh Cao Bằng phát biểu thảo luận tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện Ban Giám đốc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thảo luận về những khó khăn, hạn chế trong triển khai cơ chế, chính sách, khả năng tiếp cận đầu tư, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; về đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai thủ tục điện tử cho vay để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận vay vốn nhanh chóng, thuận tiện; tiếp tục huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân gửi ngân hàng; đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp với hệ thống Ngân hàng để tuyên truyền, kiểm soát, phòng ngừa lừa đảo trên mạng xã hội, “tín dụng đen”… đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới.
Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường phát biểu kết luận buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường nhấn mạnh: Vai trò của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho tỉnh Cao Bằng ổn định, phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị NHNN tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, công tác quản lý về việc huy động vốn, quản lý tiền mặt, thanh toán, cho vay, giải ngân; lưu ý những dữ liệu bất thường, qua thanh tra cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý các vấn đề về quản lý ngoại hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền qua biên giới… thông qua hoạt động ngân hàng, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, các quy định, nguyên tắc trong hoạt động tín dụng, tránh những sai phạm dù nhỏ nhất. Tiếp tục ứng dụng giao dịch điện tử để cắt giảm, đơn giản các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, vay vốn nhanh gọn nhất; áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong thanh toán, quản lý tiền mặt và quản lý khách hàng vay. Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu mà Chính phủ và của tỉnh đã ban hành; tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, thực hiện đường lối, chính sách nhân văn của Đảng. Tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu sâu hơn nữa quyền và nghĩa vụ trong việc gửi tiền tại ngân hàng. Tiếp tục thực hiện các chương trình an sinh xã hội, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. Về các vụ án, vụ việc liên quan đến ngân hàng, đề nghị ngân hàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan Thi hành án dân sự để giải quyết.
Dương Liễu
|