Thực hiện Di chúc của Bác là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam
Lượt xem: 219

Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng, dân tộc ta, Người chiến sỹ Cộng sản lỗi lạc của phong trào Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng, dân tộc ta, Người chiến sỹ Cộng sản lỗi lạc của phong trào Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Trước khi qua đời, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, nhưng hết sức thiết thực, sâu sắc. Những lời căn dặn của Bác dù đã trải qua gần nửa thế kỷ vẫn nguyên vẹn tính định hướng cho công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là tính định hướng cho công tác xây dựng (XDĐ), chỉnh đốn Đảng cho đến hôm nay và mai sau.

bac

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Ảnh: T.L

Mở đầu Di chúc năm 1969, Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.

Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, Bác nhận định: Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.  

Theo Bác, đại đoàn kết (ĐK) dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng. Đại ĐK toàn dân là mục đích phấn đấu của Đảng Cộng sản. Ngày 3/3/1951, trong Lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam, Người thay mặt Đảng ta tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ là: “ĐK toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.

Trong công tác XDĐ, Người khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của ĐK. Nội dung ĐK XDĐ trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: Vấn đề ĐK có tầm quan trọng hàng đầu của công tác XDĐ. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự ĐK trong Đảng đem lại, bởi nhờ ĐK trong Đảng mà dẫn tới đại ĐK toàn dân. Trong Di chúc Người viết: “Nhờ ĐK chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã ĐK, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.”

Đại đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự ĐK nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức trong Đảng, chống lại các căn bệnh “quan liêu”, “tham nhũng, lãng phí’’, “xa dân”. Trong Di chúc Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Đối với đoàn viên thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình thương yêu và niềm tin sâu sắc. Thế hệ trẻ mới là người xây dựng thành công xã hội mới ở Việt Nam. Để họ hoàn thành vai trò lịch sử của mình, Người yêu cầu: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"”.

Và đối với nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tình cảm đặc biệt và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân. Người nêu rõ: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trách nhiệm to lớn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Khi đọc đến đoạn cuối của bản Di chúc, càng sâu lắng và xúc động hơn về tình cảm của Bác. Cuối cùng, Người thể hiện mong muốn tột cùng, mục đích sống và mục tiêu phấn đấu suốt đời là: “Toàn Đảng, toàn dân ta ĐK phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

Bác Hồ của chúng ta không những chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc mà cả về phương pháp nhằm đạt được ĐK nội bộ và đại ĐK toàn dân tộc. Sức thuyết phục cao nhất về tư tưởng ĐK của Bác còn bằng cả chính tấm gương mẫu mực, tuyệt vời trong suốt cuộc đời của Người. Bác thường căn dặn: ĐK trong Đảng là hạt nhân ĐK toàn dân. Nguyên tắc đại ĐK của Bác là lấy lợi ích tối cao của Tổ quốc, của dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng, của cả nước. Phương pháp tốt nhất để đạt tới đại ĐK là động viên, giáo dục, thuyết phục, nêu gương; lấy lòng chân thành để đối xử, lấy tin yêu giúp đỡ để cảm hoá; phát huy nhân tố tích cực để hạn chế, đẩy lùi tiêu cực. Trong Di chúc Bác viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự ĐK và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Cũng chính vì vậy, ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay” cũng khẳng định cần “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực, hiệu quả”. Thực hiện sự chỉ đạo trên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành sinh hoạt thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên đoàn thể, cơ quan đơn vị khắp cả nước. Cũng vì tầm quan trọng đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; ĐK, XDĐ trong sạch, vững mạnh cũng chính là dịp ôn lại và thực hiện theo Di chúc của Người.

Đối với việc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn sức mạnh, nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cán bộ, đảng viên, tự giác tham gia tự phê bình và phê bình, nêu cao ý thức trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của mình trước Đảng, trước nhân dân.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử, một di sản tinh thần vô giá để lại cho muôn đời sau của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sỹ Cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Những tư tưởng lớn, những phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt vời và chủ nghĩa nhân văn cộng sản toả sáng từ Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần, dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bác Hồ của chúng ta viết bản Di chúc lịch sử hơn 46 năm. Để tưởng nhớ đến Người thành lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần ôn lại Di chúc của Bác, để mỗi người chúng ta yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.

Theo baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1