Tỉnh Cao Bằng đối thoại "chân thành, thẳng thắn" với hơn 160 doanh nghiệp
26/01/2018
Lượt xem: 1166
Ngày 24/01/2018, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với thành phần tham dự là các lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có hơn 160 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Ngày 24/01/2018, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với thành phần tham dự là các lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có hơn 160 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Ông Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (Ảnh: caobang.gov.vn)
Chỉ đạo quyết liệt
Tại phát biểu khai mạc, ông Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận thành tích đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó đáng kể nhất là đóng góp số thu ngân sách trên 1.000 tỉ đồng (trong tổng số 1.543,2 tỷ đồng), góp công to lớn trong mốc GRDP 7,02% của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định và nhấn mạnh với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh Cao Bằng, tại Hội nghị này, tinh thần đối thoại phải: “Thực sự chân thành, thẳng thắn”, Hội nghị cần những điều thẳng thật, từ tâm can các doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương,từ chính những người dân về trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch cũng cho biết, sau thời điểm Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức vào ngày 14/4/2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản tập trung vào việc thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện cơ bản các chỉ số PCI, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thật sự cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: caobang.gov.vn)
Thành quả ấn tượng
Kết quả lãnh chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh là: Kết thúc năm 2017, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 7,02% (đây là năm đầu tiên đạt chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh); GRDP bình quân đầu người/năm đạt 23,5 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu.
Trong năm 2017, tỉnh thu hút được 38 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh với tổng số vốn đăng ký trên 1.764 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt trên 803 triệu USD; doanh thu từ du lịch đạt 189,2 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.543,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với dự toán Trung ương giao, tăng 14,3% so với dự toán HĐND tỉnh giao (đây là mức thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay).
Cũng trong năm năm 2017, tỉnh đã có 144 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 1.825 tỷ đồng; thành lập mới 21 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 20 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận 32 dự án đầu tư với tổng vốn trên 9.238 tỷ đồng.
Đặc biệt, thủ tục hành chính đối việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Như việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông và cơ quan đăng ký kinh doanh đã giúp giảm thời gian thành lập mới doanh nghiệp xuống còn hai ngày, thay đổi thời gian đăng ký kinh doanh còn 2 ngày; Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư ban hành theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 đã kê rõ thủ tục và thành phần hồ sơ; công bố toàn bộ các thủ tục hành chính tại các trung tâm tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại...
Không chỉ vậy, năm 2017 còn ghi nhận sự năng động của lãnh đạo tỉnh trong việc xúc tiến mở rộng thị trường, kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản qua các cửa khẩu; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu nhằm quảng bá, đầu tư vào du lịch. Công khai đúng các quy định pháp luật tại các trụ sở và các trang web của các cơ quan, đơn vị, địa phương về quy hoạch sử dụng đất và các thông tin kèm theo; triển khai cung cấp 965 dịch vụ công trực tuyến, cập nhật liên tục thông tin trên cổng thông tin của tỉnh và các trang điện tử công, đã làm giảm thời gian thực hiện các quy định nhà nước, giảm chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, buổi đối thoại sẽ chỉ dừng lại khi hết ý kiến, và sẽ không dừng tại hội nghị này mà sẽ tiếp tục đối thoại, trao đổi, góp ý, hiến kế cho công tác chỉ đạo UBND tỉnh bằng nhiều hình thức, đơn lẻ, theo nhóm hoặc theo ngành..., UBND tỉnh sẽ liên tục lắng nghe để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Trước thời điểm diễn ra hội nghị, phía doanh nghiệp đã mang đến buổi đối thoại 85 ý kiến, kiến nghị, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào 4 chủ đề.
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (21/85 kiến nghị)
Đa số các kiến nghị đều tập trung về việc nhiều thủ tục hồ sơ, giấy tờ, nhiều cơ quan, cá nhân tham gia giải quyết khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian đi lại, cán bộ thực hiện việc nhận hồ sơ và trả kết quả tại mô hình hành chính một cửa không nhiệt tình hướng dẫn tận tình chu đáo, việc tiếp nhận còn nhiều bất cập, việc trả hồ sơ nhiều khi còn chậm; việc giải quyết hồ sơ giấy tờ ở một số phòng, ban chưa kịp thời, còn hiện tượng một số cán bộ lấy lý do chậm giải quyết để làm khó dễ doanh nghiệp; việc thanh, kiểm tra còn trùng lặp, chồng chéo, thiếu cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có cùng chức năng thanh tra, kiểm tra.
Nhiều câu hỏi tập trung vào lĩnh vực tài nguyên - môi trường việc giải phóng mặt bằng chậm, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khó khăn; thủ tục hồ sơ tiếp cận đất đai như giao đất, cho thuê đất, cấp mỏ vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhiều doanh nghiệp phản ánh bộ thủ tục hành chính liên quan đến đất đai vẫn chưa được cung cấp, đầy đủ, chưa đáp ứng được tính minh bạch, công khai trong quản lý nhà nước.
Một số kiến nghị đề nghị việc cấp phép đầu tư, kinh doanh và khai thác cần nhanh hơn.
Một số ít câu hỏi tập trung vào lĩnh vực giảm thủ tục hành chính đối với các mặt hàng có điều kiện kinh doanh đặc biệt. Ví dụ như thủ tục thanh toán đối với sách giáo khoa.
2. Cải tạo môi trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo
Đề nghị cần có những hỗ trợ cho những doanh nghiệp còn non trẻ, thiếu vốn nhưng đầu tư vào những lĩnh vực mới như lĩnh vực trồng cây nông nghiệp mới, khoa học công nghệ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiêp (26/85 kiến nghị).
Đa số các kiến nghị tập trung vào những khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, từ các quỹ ưu đãi, những hỗ trợ kỹ thuật, thông tin, hỗ trợ đầu tư trồng các vùng nguyên liệu, tư vấn về các quy định pháp lý, các văn bản về các chương trình, dự án, các thủ tục pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp thực hiện khi thực hiện đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp; thiếu thông tin về vốn, cơ hội đầu tư, quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đất đai cũng là vấn đề gây phàn nàn của nhiều nhà sản xuất kinh doanh.
3. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp (9/85 ý kiến)
Chủ yếu các ý kiến tập trung vào lĩnh vực miễn, giảm thuế và giá thuê đất còn cao trong hoàn cảnh doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thiếu vốn, được thanh toán chậm. Đối với lĩnh vực tài nguyên có ý kiến cho rằng tiền cấp quyền khai thác mỏ lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (27/85 ý kiến)
Đa số các thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kê khai và nộp thuế, miễn thuế như sản xuất, kinh doanh ở các vùng khó khăn, biên giới có được miễn giảm thuế không, đã khai thuế ở các đơn vị có hạch toán phụ thuộc những vẫn phải kê khai tại trụ sở chính có được miễn giảm không, việc khấu trừ thuế khi đã thanh toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, việc khấu trừ thuế trong các trường hợp nộp thay, chuyển nhượng cổ phần thấp hơn hoặc bằng giá trị cổ phần có cần nộp thuế không, thiếu thông tin về căn cứ tính thuế như: cách tính giá đất phi nông nghiệp theo vị trí hay hay tính vị trí đầu tiên của lô đất; đã kí hợp đồng thuê đất đối với cá nhân có quyền sử dụng đất những vẫn phải nộp tiền thuê đất với tỉnh, đây có phải hình thức nộp thuế hai lần không; việc tạm dừng hoạt động có báo cáo cơ quan quản lý có được miễn thuế không; thuế tài nguyên, giá thuê đất còn cao.
Doanh nghiệp cho biết vẫn còn có những dự án bị dừng thi công vì những lý do không thuyết phục. Ví dụ như dự án nuôi gà nông nghiệp.
Nhiều ý kiến đề nghị nhà nước thanh toán nợ đọng công trình đã hoàn công cho các doanh nghiệp.
|
Theo Dien dan doanh nghiep
-
Ngày 28/8/2019, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 8/2019, 8 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 9/2019. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Đàm Viết Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
-
Ngày 27/8, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết số 13- NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
-
Ngày 26/8, Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do đồng chí Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH làm Trưởng đoàn đến làm việc với UBND tỉnh về vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI. Làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Hoàng Thị Mỹ Hảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành.
-
Sáng 24/8, Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viện Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII chủ trì.
-
Ngày 26/8, HĐND huyện Hà Quảng khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tổ chức Kỳ họp thứ 9 (bất thường) thống nhất về Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập huyện Thông Nông với huyện Hà Quảng thành một huyện mới.
-
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 8, thống nhất dự kiến thời gian, nội dung, chương trình và phân công chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 (bất thường) HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và bàn một số nội dung khác. Đồng chí Đàm Văn Eng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tham dự.
-
Ngày 23/8/2019, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đàm Viết Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện một số Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 ban hành trong giai đoạn 2016-2018. Làm việc với Đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp thực hiện các Nghị quyết.
-
Chiều ngày 22/8/2019, đồng chí Phạm Sao Mai, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh. Tiếp đoàn có Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ.
-
Ngày 20/8, tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về công tác tuyên giáo cho 63 học viên là lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo các huyện, Thành phố, ban tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc, Ban Tuyên giáo MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội; chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, một số cán bộ, chuyên viên cấp ủy cơ sở phụ trách công tác tuyên giáo.
-
Ngày 20/8, Tổ biên tập tổng hợp chung Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến hành họp thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì.
-
Ngày 28/8/2019, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 8/2019, 8 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 9/2019. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Đàm Viết Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
-
Ngày 27/8, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết số 13- NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
-
Ngày 26/8, Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do đồng chí Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH làm Trưởng đoàn đến làm việc với UBND tỉnh về vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI. Làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Hoàng Thị Mỹ Hảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành.
-
Sáng 24/8, Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viện Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII chủ trì.
-
Ngày 26/8, HĐND huyện Hà Quảng khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tổ chức Kỳ họp thứ 9 (bất thường) thống nhất về Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập huyện Thông Nông với huyện Hà Quảng thành một huyện mới.
-
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 8, thống nhất dự kiến thời gian, nội dung, chương trình và phân công chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 (bất thường) HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và bàn một số nội dung khác. Đồng chí Đàm Văn Eng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tham dự.
-
Ngày 23/8/2019, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đàm Viết Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện một số Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 ban hành trong giai đoạn 2016-2018. Làm việc với Đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp thực hiện các Nghị quyết.
-
Chiều ngày 22/8/2019, đồng chí Phạm Sao Mai, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh. Tiếp đoàn có Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ.
-
Ngày 20/8, tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về công tác tuyên giáo cho 63 học viên là lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo các huyện, Thành phố, ban tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc, Ban Tuyên giáo MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội; chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, một số cán bộ, chuyên viên cấp ủy cơ sở phụ trách công tác tuyên giáo.
-
Ngày 20/8, Tổ biên tập tổng hợp chung Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến hành họp thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì.
26/01/2018
Tỉnh Cao Bằng đối thoại "chân thành, thẳng thắn" với hơn 160 doanh nghiệp
Ngày 24/01/2018, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với thành phần tham dự là các lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có hơn 160 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Ngày 24/01/2018, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với thành phần tham dự là các lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có hơn 160 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Ông Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (Ảnh: caobang.gov.vn)
Chỉ đạo quyết liệt
Tại phát biểu khai mạc, ông Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận thành tích đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó đáng kể nhất là đóng góp số thu ngân sách trên 1.000 tỉ đồng (trong tổng số 1.543,2 tỷ đồng), góp công to lớn trong mốc GRDP 7,02% của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định và nhấn mạnh với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh Cao Bằng, tại Hội nghị này, tinh thần đối thoại phải: “Thực sự chân thành, thẳng thắn”, Hội nghị cần những điều thẳng thật, từ tâm can các doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương,từ chính những người dân về trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch cũng cho biết, sau thời điểm Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức vào ngày 14/4/2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản tập trung vào việc thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện cơ bản các chỉ số PCI, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thật sự cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: caobang.gov.vn)
Thành quả ấn tượng
Kết quả lãnh chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh là: Kết thúc năm 2017, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 7,02% (đây là năm đầu tiên đạt chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh); GRDP bình quân đầu người/năm đạt 23,5 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu.
Trong năm 2017, tỉnh thu hút được 38 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh với tổng số vốn đăng ký trên 1.764 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt trên 803 triệu USD; doanh thu từ du lịch đạt 189,2 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.543,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với dự toán Trung ương giao, tăng 14,3% so với dự toán HĐND tỉnh giao (đây là mức thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay).
Cũng trong năm năm 2017, tỉnh đã có 144 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 1.825 tỷ đồng; thành lập mới 21 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 20 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận 32 dự án đầu tư với tổng vốn trên 9.238 tỷ đồng.
Đặc biệt, thủ tục hành chính đối việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Như việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông và cơ quan đăng ký kinh doanh đã giúp giảm thời gian thành lập mới doanh nghiệp xuống còn hai ngày, thay đổi thời gian đăng ký kinh doanh còn 2 ngày; Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư ban hành theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 đã kê rõ thủ tục và thành phần hồ sơ; công bố toàn bộ các thủ tục hành chính tại các trung tâm tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại...
Không chỉ vậy, năm 2017 còn ghi nhận sự năng động của lãnh đạo tỉnh trong việc xúc tiến mở rộng thị trường, kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản qua các cửa khẩu; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu nhằm quảng bá, đầu tư vào du lịch. Công khai đúng các quy định pháp luật tại các trụ sở và các trang web của các cơ quan, đơn vị, địa phương về quy hoạch sử dụng đất và các thông tin kèm theo; triển khai cung cấp 965 dịch vụ công trực tuyến, cập nhật liên tục thông tin trên cổng thông tin của tỉnh và các trang điện tử công, đã làm giảm thời gian thực hiện các quy định nhà nước, giảm chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, buổi đối thoại sẽ chỉ dừng lại khi hết ý kiến, và sẽ không dừng tại hội nghị này mà sẽ tiếp tục đối thoại, trao đổi, góp ý, hiến kế cho công tác chỉ đạo UBND tỉnh bằng nhiều hình thức, đơn lẻ, theo nhóm hoặc theo ngành..., UBND tỉnh sẽ liên tục lắng nghe để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Trước thời điểm diễn ra hội nghị, phía doanh nghiệp đã mang đến buổi đối thoại 85 ý kiến, kiến nghị, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào 4 chủ đề.
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (21/85 kiến nghị)
Đa số các kiến nghị đều tập trung về việc nhiều thủ tục hồ sơ, giấy tờ, nhiều cơ quan, cá nhân tham gia giải quyết khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian đi lại, cán bộ thực hiện việc nhận hồ sơ và trả kết quả tại mô hình hành chính một cửa không nhiệt tình hướng dẫn tận tình chu đáo, việc tiếp nhận còn nhiều bất cập, việc trả hồ sơ nhiều khi còn chậm; việc giải quyết hồ sơ giấy tờ ở một số phòng, ban chưa kịp thời, còn hiện tượng một số cán bộ lấy lý do chậm giải quyết để làm khó dễ doanh nghiệp; việc thanh, kiểm tra còn trùng lặp, chồng chéo, thiếu cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có cùng chức năng thanh tra, kiểm tra.
Nhiều câu hỏi tập trung vào lĩnh vực tài nguyên - môi trường việc giải phóng mặt bằng chậm, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khó khăn; thủ tục hồ sơ tiếp cận đất đai như giao đất, cho thuê đất, cấp mỏ vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhiều doanh nghiệp phản ánh bộ thủ tục hành chính liên quan đến đất đai vẫn chưa được cung cấp, đầy đủ, chưa đáp ứng được tính minh bạch, công khai trong quản lý nhà nước.
Một số kiến nghị đề nghị việc cấp phép đầu tư, kinh doanh và khai thác cần nhanh hơn.
Một số ít câu hỏi tập trung vào lĩnh vực giảm thủ tục hành chính đối với các mặt hàng có điều kiện kinh doanh đặc biệt. Ví dụ như thủ tục thanh toán đối với sách giáo khoa.
2. Cải tạo môi trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo
Đề nghị cần có những hỗ trợ cho những doanh nghiệp còn non trẻ, thiếu vốn nhưng đầu tư vào những lĩnh vực mới như lĩnh vực trồng cây nông nghiệp mới, khoa học công nghệ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiêp (26/85 kiến nghị).
Đa số các kiến nghị tập trung vào những khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, từ các quỹ ưu đãi, những hỗ trợ kỹ thuật, thông tin, hỗ trợ đầu tư trồng các vùng nguyên liệu, tư vấn về các quy định pháp lý, các văn bản về các chương trình, dự án, các thủ tục pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp thực hiện khi thực hiện đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp; thiếu thông tin về vốn, cơ hội đầu tư, quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đất đai cũng là vấn đề gây phàn nàn của nhiều nhà sản xuất kinh doanh.
3. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp (9/85 ý kiến)
Chủ yếu các ý kiến tập trung vào lĩnh vực miễn, giảm thuế và giá thuê đất còn cao trong hoàn cảnh doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thiếu vốn, được thanh toán chậm. Đối với lĩnh vực tài nguyên có ý kiến cho rằng tiền cấp quyền khai thác mỏ lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (27/85 ý kiến)
Đa số các thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kê khai và nộp thuế, miễn thuế như sản xuất, kinh doanh ở các vùng khó khăn, biên giới có được miễn giảm thuế không, đã khai thuế ở các đơn vị có hạch toán phụ thuộc những vẫn phải kê khai tại trụ sở chính có được miễn giảm không, việc khấu trừ thuế khi đã thanh toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, việc khấu trừ thuế trong các trường hợp nộp thay, chuyển nhượng cổ phần thấp hơn hoặc bằng giá trị cổ phần có cần nộp thuế không, thiếu thông tin về căn cứ tính thuế như: cách tính giá đất phi nông nghiệp theo vị trí hay hay tính vị trí đầu tiên của lô đất; đã kí hợp đồng thuê đất đối với cá nhân có quyền sử dụng đất những vẫn phải nộp tiền thuê đất với tỉnh, đây có phải hình thức nộp thuế hai lần không; việc tạm dừng hoạt động có báo cáo cơ quan quản lý có được miễn thuế không; thuế tài nguyên, giá thuê đất còn cao.
Doanh nghiệp cho biết vẫn còn có những dự án bị dừng thi công vì những lý do không thuyết phục. Ví dụ như dự án nuôi gà nông nghiệp.
Nhiều ý kiến đề nghị nhà nước thanh toán nợ đọng công trình đã hoàn công cho các doanh nghiệp.
|
Theo Dien dan doanh nghiep
|