Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 102

Ngày 8/1/2018,  Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn đến làm việc với Sở Tư pháp, khảo sát việc triển khai thực hiện chính sách pháp pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

 

Ngày 8/1/2018,  Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn đến làm việc với Sở Tư pháp, khảo sát việc triển khai thực hiện chính sách pháp pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

Dự cuộc làm việc với Đoàn có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bế Minh Đức, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; Lãnh đạo Sở Tư pháp và một số sở, ngành liên quan.

DSC_2750

Đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu kết luận

Theo báo cáo của Sở Tư pháp, năm 2017, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng đã thực hiện được 317 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó tư vấn pháp luật tại trụ sở, chi nhánh trợ giúp pháp lý và thông qua trợ giúp pháp lý lưu động 174 vụ việc; tham gia tố tụng 143 vụ việc. Trong năm, đã tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý cho 49 xã đặc biệt khó khăn tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hà Quảng, Thông Nông, Thạch An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Hạ Lang. Phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số...Hỗ trợ học phí cho viên chức ở trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg đảm bảo đúng nội dung, đối tượng, định mức quy định.

Tại buổi làm việc, Sở Tư pháp kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ cần thay đổi định mức phân bổ ngân sách phù hợp, trên cơ sở xem xét các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm địa lý của địa phương; xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định chưa phù hợp của Quyết định 32/2016/QĐ/TTg theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách; điều chỉnh định mức kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở….

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân ghi nhận những nỗ lực của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng trong việc tham mưu cho tỉnh và trực tiếp triển khai thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính sách pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trợ giúp pháp lý.

Kim Cúc

 

 

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1