Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2018
Lượt xem: 980

Sáng 2/2, Ban Chỉ đạo thực hiện  Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì.

Sáng 2/2, Ban Chỉ đạo thực hiện  Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì.

thảo

Đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp

Năm 2017, Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Năng suất, sản lượng, chất lượng các cây trồng, vật nuôi ngày càng được nâng cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại các địa phương dần được hình thành. Trong năm, tỉnh tập trung hỗ trợ 6 mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao. Xây dựng mô hình chuyển đổi, tăng vụ từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương hàng hóa, đậu Hà Lan thân leo cắm giàn. Hỗ trợ các dự án phát triển miến dong, rau màu, cây ăn quả, hoa ôn đới; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa thuần chất lượng cao tại huyện Quảng Uyên; mô hình sản xuất rau, hoa ôn đới Phja Đén (Nguyên Bình); xây dựng vùng nguyên liệu cây lê, cây dược liệu tại huyện Thạch An.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hết năm 2017 toàn tỉnh có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 1 xã so với kế hoạch; có 25 xã đạt 10 – 14 tiêu chí; 129 xã đạt 5 – 9 tiêu chí; 13 xã dưới 5 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 8,27 tiêu chí/xã.

Trong năm, BCĐ đã tham mưu UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư cho 4 dự án trồng trọt, 9 dự án chăn nuôi, nâng tổng số dự án trồng trọt toàn tỉnh lên 7 dự án, tổng số dự án chăn nuôi toàn tỉnh lên 15 dự án. Đến nay, Dự án xây dựng vùng nguyên liệu phát triển nông thôn miền núi với cây lê, cây dược liệu và cây ăn quả khác tại huyện Thạch An trồng được 30 ha cây lê vàng; Dự án chè Ô long chất lượng cao tại Hòa An trồng mới được 10 ha; Dự án trang trại chăn nuôi tại xã Thông Huề (Trùng Khánh) đang triển khai nuôi 600 con lợn thịt và 300 con lợn nái. Có 39 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trong đó có 24 dự án được cấp chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.678 tỷ đồng. Hiện các dự án đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng...

đại biểu

Đại biểu phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp  thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2018: Tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu lĩnh vực nông, lâm nghiệp đề ra tại Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương rà soát, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quyết định 695/QĐ-UBND, ngày 19/5/2016 về ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020; hoàn thiện quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030 và trình UBND tỉnh xem xét ban hành trong quý I/2018; tiếp tục hỗ trợ một số mô hình dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao; phấn đấu xây dưng 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu: Các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục triển khai các đề án, dự án trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; các địa phương sớm quy hoạch đất cho các vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa nếp, lúa chất lượng cao, rau an toàn; quan tâm phát triển các chuỗi giá trị sản xuất từ người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư triển khai các dự án đầu tư chăn nuôi, tập trung chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại, trạng trại quy mô bán công nghiệp, Huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ, đồng thời thu hút các nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Kim Thoa 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1