Hội thảo tham vấn và ký kết bảo tồn đa dạng sinh học liên biên giới
Lượt xem: 106

Sáng 12/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo tham vấn và ký kết biên bản ghi nhớ về bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) liên biên giới giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng và Sở Bảo vệ môi trường Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Sáng 12/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo tham vấn và ký kết biên bản ghi nhớ về bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) liên biên giới giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng và Sở Bảo vệ môi trường Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Tham dự Hội thảo và chứng kiến lễ ký kết có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Eng; đại diện lãnh đạo Cục Bảo tồn ĐDSH; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng và Sở Bảo vệ môi trường khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)...

Tại Hội thảo, tỉnh Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây giới thiệu tổng quan về KT – XH, các chính sách, thực trạng, quy hoạch và đề xuất nội dung hợp tác hỗ trợ về công tác bảo tồn ĐDSH. Hiện Cao Bằng có 7 hệ sinh thái tự nhiên và 3 hệ sinh thái nhân tạo. Về hệ thực vật có 192 loài tảo, gần 400 loài nấm, 1.862 loài thực vật bậc cao thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành với 97 loài thực vật quý hiếm cần bảo vệ. Hệ động vật có 105 loài thú thuộc 67 giống, 29 họ, 9 bộ, đã ghi nhận 30 loài quý hiếm; 302 loài chim, đã ghi nhận 11 loài quý hiếm; 89 loài ếch nhái, bò sát, đã ghi nhận 11 loài quý hiếm; 83 loài cá. Trong đó có 24 loài thú, 6 loài chim, 16 loài ếch nhái, bò sát, 6 loài cá thuộc sách đỏ; 24 loài thú, 7 loài chim, 11 loài ếch nhái, bó sát thuộc Nghị định 32/2006/N|Đ-CP của Chính phủ; 12 loài thú, 1 loài chim, 1 loài ếch, nhái, bò sát thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Về nhóm động vật không xương sống, có 642 loài côn trùng thuộc 502 giống, 63 họ trong 11 bộ. Trong số 320 loài côn trùng có 7 loài quý hiếm. Động vật nổi có 92 loài thuộc 56 giống, 21 họ, 2 lớp, 2 ngành. Động vật đáy có 134 loài, 105 giống, 60 họ, 22 bộ, 5 ngành với 4 loài quý hiếm thuộc sách đỏ. Cao Bằng xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, đã thống kê được 8 loại thực vật, 5 loài động vật ngoại lai xâm hại; 24 nguồn gen cây trồng đặc sản, 10 giống vật nuôi bản địa và 32 nguồn gen cây trồng quý hiếm thuộc Quyết định 80/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cao Bằng hiện có các khu dự trữ thiên nhiên Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình), Khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao vít (Trùng Khánh) và 6 khu di tích lịch sử và thiên nhiên: Hồ Thang Hen, thác Bản Giốc, khu Lam Sơn, núi Lăng Đồn, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó đang hoạt động. Ngoài ra có khu bảo tồn vùng nước nội địa Sông Bằng thuộc quy hoạch nhưng chưa có quyết định thành lập, 1 cơ sở bảo tồn động vật, 2 vườn thực vật và 2 mô hình vườn cây thuốc.

Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên nguy cấp, quý hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH, duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái, nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Đến năm 2020, đẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán, đưa độ che phủ rừng đạt 55%; thành lập 1 vườn quốc gia, mở rộng diện tích khu bảo tồn loài sinh cảnh và thành lập 1 khu bảo tồn bảo vệ cảnh quan. Đến năm 2030, thành lập 2 hành lang ĐDSH, thành lập mới 4 khu bảo tồn cảnh quan, 1 khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa, giải quyết từng bước sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm tại khu bảo tồn...

HT%204

Giáo sư Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giáo sư Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: Việt Nam là 1 trung tâm ĐDSH của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng, nhiều loài hoang dã, đặc hữu quý hiếm, nhiều nguồn gen có giá trị... Thời gian qua, với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong công tác bảo tồn ĐDSH, góp phần gìn giữ các giá trị ĐDSH của khu vực và toàn cầu. Hội thảo là cơ hội để các bên trao đổi, thảo luận các vấn đề quan trọng cho chiến lược bảo tồn ĐDSH giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện hơn giữa 2 nước, tạo cơ hội đón nhận các tài trợ về kỹ thuật và tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH.

   ht%202

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Eng phát biểu tại Hội thảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Eng đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung tâm Hoạt động môi trường tiểu vùng sông Mê Kông tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Bảo vệ môi trường Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện hiệu quả các nội dung biên bản ghi nhớ. Đồng thời mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả của Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) về công tác bảo tồn ĐDSH liên biên giới giữa 2 tỉnh. 

 ht%205

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng, Việt Nam và Sở Bảo vệ môi trường Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ký biên bản ghi nhớ

Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Bảo vệ môi trưởng Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ về sự hợp tác bảo tồn ĐDSH liên biên giới giữa 2 tỉnh Cao Bằng và Quảng Tây.

Ngọc Minh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1