Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng
Lượt xem: 66

Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng

Trình tự thực hiện

Học sinh đăng ký dự thi nộp hồ và lệ phí tại các đơn vị (phòng giáo dục và đào tao, trung tâm giao dục thường xuyên hoặc trường học sinh đang học) trực tiếp nhận hồ sơ

Cách thức thực hiện

Tiến hành tại các đơn vị đăng ký dự thi và Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ gồm

* Thành phần hồ sơ:

- Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2.

- Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường).

- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các sở GD&ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận phiếu đăng ký dự thi hợp lệ (từ 10 tháng 3 đến 10 tháng 4 hàng năm).

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các đơn vị đăng ký dự thi.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện TTHC

- Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu theo từng năm.

Phí, lệ phí

40.000 đồng

(Thu theo Thông tư Liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và đào tạo về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân).

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy báo dự thi đại học, cao đẳng.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyện nghiệp, trung học nghề và tương đương (sau đây gọi chung là trung học phổ thông

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Người tàn tật, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh;

- Trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định hạn chế tuổi;

- Đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển;

- Trước khi dự thi có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển;

- Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự thi vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học;

- Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự thi theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

- Người bị khiếm thính, nếu sức khoẻ phù hợp với ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng quyết định việc tổ chức tuyển sinh (môn thi, cách thức tổ chức thi và công nhận trúng tuyển);

* Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:

- Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự

- Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

- Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);

- Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

(Các điều kiện được quy định tại Điều 5, Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;

- Thông tư số 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư Liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 

Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng

Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng

Trình tự thực hiện

Học sinh đăng ký dự thi nộp hồ và lệ phí tại các đơn vị (phòng giáo dục và đào tao, trung tâm giao dục thường xuyên hoặc trường học sinh đang học) trực tiếp nhận hồ sơ

Cách thức thực hiện

Tiến hành tại các đơn vị đăng ký dự thi và Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ gồm

* Thành phần hồ sơ:

- Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2.

- Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường).

- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các sở GD&ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận phiếu đăng ký dự thi hợp lệ (từ 10 tháng 3 đến 10 tháng 4 hàng năm).

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các đơn vị đăng ký dự thi.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện TTHC

- Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu theo từng năm.

Phí, lệ phí

40.000 đồng

(Thu theo Thông tư Liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và đào tạo về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân).

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy báo dự thi đại học, cao đẳng.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

* Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyện nghiệp, trung học nghề và tương đương (sau đây gọi chung là trung học phổ thông

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Người tàn tật, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh;

- Trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định hạn chế tuổi;

- Đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển;

- Trước khi dự thi có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển;

- Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự thi vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học;

- Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự thi theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

- Người bị khiếm thính, nếu sức khoẻ phù hợp với ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng quyết định việc tổ chức tuyển sinh (môn thi, cách thức tổ chức thi và công nhận trúng tuyển);

* Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:

- Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự

- Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

- Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);

- Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

(Các điều kiện được quy định tại Điều 5, Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;

- Thông tư số 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư Liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1