Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông
Lượt xem: 69

Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở lớp dạy thêm, học thêm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm, địa điểm tổ chức mở lớp, nội dung, kế hoạch dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy, mức thu phí gửi Hiệu trưởng nhà trường.

- Hiệu trưởng nhà trường xem xét và thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra cơ sở vật chất và các điều kiện khác để mở lớp;

- Nếu đủ điều kiện Hiệu trưởng đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo để xin cấp giấy phép;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu đủ điều kiện thì tiến hành cấp phép cho tổ chức hoặc cá nhân

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Sở Giáo và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ gồm

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin đăng ký dạy thêm (do cá nhân hoặc nhóm tự trình bày);

- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo và giấy tờ khác có liên quan (giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi, giấy chứng nhận sức khoẻ) của người đăng ký dạy thêm;

- Biên bản kiểm tra về giáo viên, cơ sở vật chất dạy thêm (của trường nơi giáo viên công tac);

- Tờ trình xin mở lớp dạy thêm (đối với tổ chức, đơn vị, trường học).

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thủ tục hợp lệ.

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Nhà trường nơi giáo viên công tác

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, Tổ chức. 

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không   có

Phí, lệ phí

Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Cấp Giấy phép.                               

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

*  Tiêu chuẩn đối với người tham gia dạy thêm

- Có phẩm chất đạo đức tốt

- Đạt chuẩn đào tạo theo cấp học đăng ký dạy thêm.

- Có từ 3 năm trở lên đứng lớp giảng dạy môn, khối lớp đó.

- Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.

Người dạy thêm là cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, ngoài các điều kiện trên (đã có trước khi nghỉ hưu), phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

*  Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm

- Phòng học phải vững chắc, có đủ ánh sáng, thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, yên tĩnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ. Diện tích phòng học phải đạt mức tối thiểu 1 m2 cho một học sinh, chiều cao phòng (tính đến điểm đặt trần) đạt 3 m trở lên.

- Bàn ghế, bảng đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, đủ chỗ ngồi và tầm nhìn cho học sinh. Khoảng cách ngồi giữa hai người học không dưới 0,5 m.

*  Mỗi lớp dạy thêm, học thêm có không quá 45 người học.

*  Thời gian dạy thêm

-  Đối với tiểu học: không quá 2 buổi/tuần, mỗi buổi không quá 03 tiết.

-  Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông: số tiết dạy môn học thêm không quá số tiết lên lớp chính khoá trong nhà trường của môn đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-  Đối với các lớp ôn luyện thi: không quá 6 tiết/môn/tuần.

*  Địa điểm dạy thêm ở ngoài nhà trường phải thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an ninh, an toàn giao thông.

(Các điều kiện trên được quy định tại Chương IV Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định về dạt thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định về dạt thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có hiệu thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

 

Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở lớp dạy thêm, học thêm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm, địa điểm tổ chức mở lớp, nội dung, kế hoạch dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy, mức thu phí gửi Hiệu trưởng nhà trường.

- Hiệu trưởng nhà trường xem xét và thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra cơ sở vật chất và các điều kiện khác để mở lớp;

- Nếu đủ điều kiện Hiệu trưởng đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo để xin cấp giấy phép;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu đủ điều kiện thì tiến hành cấp phép cho tổ chức hoặc cá nhân

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Sở Giáo và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ gồm

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin đăng ký dạy thêm (do cá nhân hoặc nhóm tự trình bày);

- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo và giấy tờ khác có liên quan (giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi, giấy chứng nhận sức khoẻ) của người đăng ký dạy thêm;

- Biên bản kiểm tra về giáo viên, cơ sở vật chất dạy thêm (của trường nơi giáo viên công tac);

- Tờ trình xin mở lớp dạy thêm (đối với tổ chức, đơn vị, trường học).

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thủ tục hợp lệ.

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Nhà trường nơi giáo viên công tác

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, Tổ chức. 

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không   có

Phí, lệ phí

Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Cấp Giấy phép.                               

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

*  Tiêu chuẩn đối với người tham gia dạy thêm

- Có phẩm chất đạo đức tốt

- Đạt chuẩn đào tạo theo cấp học đăng ký dạy thêm.

- Có từ 3 năm trở lên đứng lớp giảng dạy môn, khối lớp đó.

- Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.

Người dạy thêm là cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, ngoài các điều kiện trên (đã có trước khi nghỉ hưu), phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

*  Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm

- Phòng học phải vững chắc, có đủ ánh sáng, thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, yên tĩnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ. Diện tích phòng học phải đạt mức tối thiểu 1 m2 cho một học sinh, chiều cao phòng (tính đến điểm đặt trần) đạt 3 m trở lên.

- Bàn ghế, bảng đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, đủ chỗ ngồi và tầm nhìn cho học sinh. Khoảng cách ngồi giữa hai người học không dưới 0,5 m.

*  Mỗi lớp dạy thêm, học thêm có không quá 45 người học.

*  Thời gian dạy thêm

-  Đối với tiểu học: không quá 2 buổi/tuần, mỗi buổi không quá 03 tiết.

-  Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông: số tiết dạy môn học thêm không quá số tiết lên lớp chính khoá trong nhà trường của môn đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-  Đối với các lớp ôn luyện thi: không quá 6 tiết/môn/tuần.

*  Địa điểm dạy thêm ở ngoài nhà trường phải thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an ninh, an toàn giao thông.

(Các điều kiện trên được quy định tại Chương IV Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định về dạt thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định về dạt thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có hiệu thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1