Thủ tục Hưởng Bảo hiểm thất nghiệp
Lượt xem: 446

 Thủ tục Hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Trình tự thực hiện

- Trong thời hạn 07 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Phòng Lao động - TBXH huyện nơi đang làm việc để đăng ký.

- Phòng Lao động - TBXH huyện xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Sở Lao động - TBXH xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

 Trực tiệp tại trụ Sở Lao động Thương binh và xã hội

Hồ sơ

- Đơn đăng ký hợp đồng cá nhân;

 + Bản san hợp đồng cá nhân, kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật;

 + Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

 + Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức đơn vị quản lý người lao động và nhận xét ý kiến về chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức của người lao động

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.                        

Thời  hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở LĐ-TBXH;

 - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở LĐ-TBXH

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đăng ký hợp đồng cá nhân

(Ban hành kèm theo  Thông tư số 21/2007/TTBLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy xác nhận

Phí, lệ phí

- Lệ phí xác nhận hợp đồng: 16 USD.

(Công văn số 2849/LĐTBXH-KHTC ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Bộ Lao động - TBXH về việc thu, chi lệ phí thẩm định xác nhận bản cam kết về tiền lương và chi phí của lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan thêm một hợp đồng).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

- Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

- Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006 của Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10).

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ LĐ- TBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nưới ngoài theo hợp đồng





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1